Sách giáo khoa sẽ được đưa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá

P.K| 16/06/2022 19:47

Nghị quyết được Quốc hội thông qua chiều nay (16/6) yêu cầu đưa sách giáo khoa (SGK) bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, khi sửa đổi Luật giá.

Sẽ đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá
Sẽ đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá. (Nguồn: Vietnamnet)

Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV được ĐBQH bấm nút thông qua, nêu rõ, trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá SGK phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá SGK với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, miền núi, vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số. Các đơn vị nghiêm túc thực hiện đúng quy định về tài liệu tham khảo, chống lãng phí.

Theo Nghị quyết, Quốc hội yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học, triển khai có hiệu quả, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt là môn học Lịch sử. Nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân và ĐBQH về môn học Lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục THPT; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản SGK.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, mục tiêu điều tiết về giá SGK theo quy định hiện hành không thực sự hiệu quả, đòi hỏi có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội và công bằng giữa các nhà xuất bản. Vì vậy, sửa đổi Luật giá là vấn đề cần đặt ra.

Trước đó, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho biết, thông qua phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn tại buổi họp tổ, ông đã hiểu rõ hiện nay SGK có thể dùng lại được, không phải là sách dùng một lần.

Tuy nhiên, ông Trí băn khoăn khi các trường được chọn SGK dạy cho từng cấp học, trong từng năm, ngoài ra, trong các bộ SGK học sinh có thể làm bài tập ngay trong đó.

"Năm nay trường chọn bộ sách này, nhưng sang năm họ lại chọn bộ sách khác thì lớp học sinh sau có dùng lại được nữa hay không? Còn việc học sinh lớp trước giải luôn bài tập trong SGK, thì các em sau này chưa làm đã biết hết kết quả rồi", ông Trí nêu.

Cũng trong trả lời chất vấn trước đó, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, giá SGK không phải là mặt hàng Nhà nước định giá mà thuộc danh mục kê khai giá, cho nên quyền quyết định giá là của các nhà sản xuất ra SGK.

Trên cơ sở đó, người mua sẽ lựa chọn để mua sách ở những chỗ nào chất lượng tốt nhất và giá rẻ nhất, trên tinh thần là phải minh bạch, niêm yết một cách công khai. Nhà nước chỉ thẩm định giá đối với những loại sách và những sản phẩm được mua bằng ngân sách của Nhà nước.

Còn Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là vấn đề “liên quan đến tất cả mọi nhà”. Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục cần thiết để trình Chính phủ và Quốc hội nhằm có được một giải pháp ổn định và lâu dài cho vấn đề giá SGK.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD&ĐT đang tích cực biên soạn một thông tư mới về vấn đề quy cách, quy chuẩn của sách cho phù hợp hơn với tình hình hiện nay, góp phần tác động vào giá sách và Bộ “sẽ cố gắng làm thật nhanh”.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu doanh nghiệp cần phải tiết giảm chi phí, tiết kiệm, giảm các khâu trung gian, giảm chi phí phát hành và thực hiện các cạnh tranh lành mạnh.

Hiện có 7 nhà xuất bản đăng ký bổ sung chức năng xuất bản SGK. Theo Bộ GD&ĐT, việc các nhà xuất bản kê khai giá như hiện nay có thể dẫn đến hiện tượng giá cao, thấp khác nhau. Trong khi đó, SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là người dân vùng khó khăn.

Bộ GD&ĐT kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá để trình Quốc hội quyết định. Khi đó, Nhà nước quy định mức trần giá SGK trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chí tiêu chuẩn bộ sách và đơn giá hiện hành để đảm bảo các nhà xuất bản vẫn bù đắp được chi phí, có lợi nhuận hợp lý và giá sách phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

Hiện nay, Luật Giá đang sửa theo lộ trình, các kỳ họp tới trong nhiệm kỳ sẽ tiến hành bàn về luật này.

Bài liên quan
  • Những chuyến phà cuối cùng trên Bạch Đằng giang
    Trong gần 50 năm hoạt động, tuyến phà nối Quảng Ninh và Hải Phòng trên dòng Bạch Đằng giang sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Rừng sắp được khánh thành.
  • Tăng tốc thu phí sử dụng vỉa hè
    Nhiều địa phương tại TP HCM đã và đang thúc đẩy tiến trình thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Việc này góp phần tạo công bằng cho người dân, giúp trật tự đô thị nền nếp hơn
  • Ấm áp tình người Đà Nẵng
    Đà Nẵng đang bước vào cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên mức 40 độ C, cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Đà Nẵng tự nguyện phát nước cam, nước mía, nước lọc miễn phí cho người đi đường với thông điệp “Nước miễn phí - Ai cần thì lấy”.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn liên quan Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa
    Ngoài việc yêu cầu không đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình xử lý vụ việc tại Công ty TNHH Quốc tế Formosa, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể nếu có, cũng như giao công an xử lý các hành vi vi phạm
  • Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cựu Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2010-2015 và các cựu lãnh đạo: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
  • Người dân bức xúc khi bến đò ngang Cần Thơ - Vĩnh Long lúc hoạt động, lúc dừng
    Ngày 7/5, bến đò ngang sông Hậu từ thành phố Cần Thơ sang thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đã hoạt động trở lại sau khi dừng chở khách đột ngột vào hôm qua (6/5). Đây là lần thứ hai bến đò này dừng hoạt động do vướng các thủ tục pháp lý chỉ trong vòng một tuần.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Sách giáo khoa sẽ được đưa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO