Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 chính thức khai mạc vào tối qua, ngày 27/10. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sự kiện diễn ra trong 3 ngày (từ 27-29/10) tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa Đền Bà Kiệu, đường Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, Nhà Bát Giác. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội mở ra định hướng mới, góp phần không nhỏ để du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trở thành điểm đến được yêu mến, sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh đây chính là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà Áo dài truyền thống. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội Áo dài Du lịch được kỳ vọng trở thành sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả nhằm phát triển, quảng bá du lịch Hà Nội và Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Các bộ sưu tập Áo dài này do các nhà tạo mẫu trên khắp cả nước thiết kế. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Chương trình còn có sự xuất hiện của dàn mẫu nhí. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trong thời gian diễn ra lễ hội, trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, ban tổ chức bố trí 60 gian hàng quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc-Trung-Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch, hàng không, khách sạn, điểm đến cũng sẽ giới thiệu các tour, tuyến, dịch vụ du lịch với chính sách ưu đãi, khuyến mại… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh chia sẻ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 nhằm hướng tới mục tiêu phát triển, quảng bá du lịch Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ hội nhằm khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống Việt Nam trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Thành phố Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đây cũng là dịp tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch Thủ đô quảng bá, hợp tác với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang Áo dài, qua đó xây dựng tour đặc trưng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những tà Áo dài thướt tha, trang nhã mà vẫn lộng lẫy, kiêu sa cùng đất và người bước qua những thăng trầm thời cuộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai đã lần lượt trình diễn trên sân khấu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Diễn viên Hồng Diễm trình diễn Áo dài truyền thống tại khai mạc lễ hội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đồng diễn Áo dài truyền thống. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những họa tiết thổ cẩm lồng ghép khéo léo trên tà Áo dài. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Âm nhạc và trình diễn thời trang song hành trên sân khấu kai mạc lễ hội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Áo dài Việt Nam không chỉ là 'đại sứ văn hóa' mà còn được kỳ vọng trở thành 'đại sứ du lịch.' (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Áo dài Việt được 'làm mới' bởi những chi tiết thêu thủ cộng. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Những dấu ấn văn hóa được thổi hồn trong những họa tiết độc đáo của thời trang. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Lễ khai mạc đã mang đến màn trình diễn để lại nhiều dấu ấn với khán giả. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Sân khấu được thiết kế và tạo hình ấn tượng theo từng bộ sưu tập áo dài. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trong không gian này là nơi văn hóa Việt được tôn vinh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Áo dài gấm với những họa tiết đậm đặc dấu ấn văn hóa Việt Nam. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hòa vào không gian ấy là những hoạt cảnh, bài múa, đồng diễn... (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
... đã tái hiện lại đời sống người dân Thủ đô và dân tộc qua các thời kỳ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Tiết mục biểu diễn của ca sỹ Hà Lê. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nghệ thuật trình diễn song hành với thời trang trên sân khấu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+xuasats
Gửi bình luận
Hủy Gửi