Quán buffet chay ‘bao no, trả tiền tuỳ tâm’

Ngọc Ánh (T/H)| 16/07/2023 09:00

Giữa trung tâm Quận 1 với chi phí đắt đỏ xuất hiện một quán buffet chay, mở bán hai bữa trưa và chiều các ngày trong tuần giúp đỡ được nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.

Trả tuỳ tâm hoặc miễn phí

Điều bất ngờ đầu tiên khi bước vào quán là khách không thấy quầy tính tiền nào cả, những gì chúng ta cần làm là lấy đũa chén và dùng bữa. Quán có không gian ấm cúng, được thắp bằng ánh sáng tone màu nóng, tạo cảm giác ấm áp và mang đậm âm hưởng thanh tịnh, khi khách hàng dùng bữa thì sẽ có nhạc thiền mở xuyên suốt.

img_5558.jpg
Không gian quán ấm cúng 

Quán phục vụ trên 20 đến 30 món ăn, có cơm, canh, cháo, bún, súp đủ cả từ món chính đến tráng miệng tất cả được bày trí rất gọn gàng, ngon mắt. Nhân viên của quán thì luôn tay luôn chân, đồ ăn nóng hổi luôn được lên bổ xung liên tục, mỗi ngày phục vụ hơn 1.000 khách, riêng ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật có khi đến gần 3.000 khách, các giờ trưa từ 11h -14h và chiều 17h - 21h.

“Ngày đón hơn 2000 khách thứ 7, chủ nhật không nghỉ ngày nào hết, lễ thì nghỉ 1,2 ngày thôi. Nếu mà lễ 4 ngày thì tôi nghỉ một nửa thôi, sợ người ta đói tội lắm” - Chị Phượng chủ quán Bếp chay tuỳ tâm Mãn Tự ( số 201 Nguyễn Thị Minh Khai- Q1) chia sẻ.

Tự bù lỗ nhưng vấn cố duy trì

Từng lâm vào hoàn cảnh khó khăn nhất, không một xu dính túi thậm chí nhịn đói 3 ngày, phải sống vất vưởng ở bến xe buýt, khi nhận được một suất cơm của người lạ, chị Ngọc Phượng hứa với lòng đến lúc khá hơn sẽ làm thiện nguyện để trả cái ơn này.

chi-phuong-chu-quan.jpg
Chị Ngọc Phượng chủ quán

Suy nghĩ riêng cá nhân tôi thôi, trong xã hội hiện đang có rất nhiều hoàn cảnh thật sự đang rất cần sự giúp đỡ. Khi mình làm cái giá tuỳ tâm như vậy tạo cho người tới đây ăn không có cảm giác mặc cảm mà thấy nó hoà đồng, yêu thương gắn kết với nhau

Có nhiều người, người ta ăn mặc đẹp người ta đâu có đi xin cơm từ thiện được, nhưng mà vào đây thì hay các bạn sinh viên cũng vậy, khó khăn thì các bạn cũng có cái mặc cảm của mình. Ví dụ như người ta có bị cái gì thì “vô đây ăn thì cứ nghĩ nay không có tiền cứ ăn đi, mai mốt có tiền thì trả sau” chị Phượng cho biết lý do ra đời quán cơm chay của mình.

img_5541.jpg

Khi được hỏi “có bị lỗ vốn không?” chị Phượng cười bảo “Có chứ, nhưng chỉ lỗ cái hình thức vật chất tiền bạc thôi, nhưng bù lại tôi có thứ khác lớn hơn, tốt đẹp hơn”

Chị Phượng cũng chia sẻ thêm, những ngày đầu tiên mở cửa phải đi vay tiền cả chục triệu, có lúc phải bán đất ở quê để có tiền duy trì hoạt động của quán. Đến năm 2019 mở được 5 chi nhánh, nhưng vì đại dịch COVID-19 bùng phát nên giờ chỉ có thể duy trì được một quán hiện tại

img_5546.jpg

Trước đó chị cũng đã từ bỏ công việc 10 năm trong ngành xây dựng với thu nhập lên đến 200 triệu/ tháng, số tiền tích lũy được trong một thập niên đi làm cùng tiền lương của chồng giúp chị đảm bảo được hoạt động ở quán cũng như tiền học cho con, chi phí sinh hoạt gia đình.

Mặc dù thời gian đầu khi mở quán thì không có ai hỗ trợ nhưng may mắn nay được nhiều người biết đến, người cho vài kí gạo vài kí đường nấu được vài bữa cơm. Mặt bằng tại vị trí đắt đỏ, lương nhân viên 2 tháng nay cũng chưa thanh toán nhưng cũng chẳng ai tỏ ra khó chịu hay muốn bỏ việc mà thay vào đó ngày nào các bạn cũng tất bật chuẩn bị chu đáo để đón khách.

Cũng có nhiều người tới quán phụ nhặt rau, rửa chén bát, cô Lệ Nguyễn (55 tuổi) chia sẻ:“Tôi tới đây làm tuỳ tâm thôi, tuần tới phụ 2, 3 hôm, hôm nào mà rảnh rảnh thì tôi lại tới phụ giúp. Tui cũng làm được 2 năm nay rồi"

co-le-nguyen.jpg
Cô Lệ Nguyễn 

Bạn Mỹ Quyên (19 tuổi- sinh viên): “Mình biết đến quán do tình cờ đi ngang qua rồi vào ăn thôi, mình thấy đồ ăn luôn nóng hổi và ngon miệng. Mình thấy trả tiền tuỳ tâm rất có ý nghĩa vì khi tới đây mình có bao nhiêu thì mình trả bấy nhiêu còn người nào khá giả hơn sẽ trả tiền bù cho người nghèo”

Nhiều khó khăn thế nhưng chị Phương luôn cố gắng từng ngày để duy trì bếp ăn được lâu dài, để giúp đỡ được nhiều người no bụng hơn: “tôi mong muốn là mọi người cùng chung tay với nhau để có thể duy trì cái bếp này lâu hơn, mình sẽ phụng sự phục vụ mọi người lâu hơn, để những người thật sự cần bữa cơm hay những người đang gặp biến cố trong cuộc sống thì họ đến đây như một nơi có thể chia sẻ…

Trong kinh doanh, thứ mà người ta mong muốn nhận được nhiều nhất là tiền bạc nhưng đối với chị Phượng thì khác khi đặt lên hàng đầu ai cũng sẽ có một bữa cơm no cho dù sinh viên, người vô gia cư hay ai đó vấp gã trong cuộc sống thì Mãn Tự vẫn luôn luôn đón chào

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Quán buffet chay ‘bao no, trả tiền tuỳ tâm’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO