Thời sự 24 giờ: Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 09/08/2023
Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ
Trong công điện vừa ban hành, về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra và xử nghiêm trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, trong đó có hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng.
Xem thêm: Toàn huyện Mù Cang Chải bị cắt điện, mưa lũ 'nuốt' đường, cô lập cả xã
Người đứng đầu Chính phủ cho biết từ đầu tháng 7 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của nhân dân. Nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong người dân, nhất là ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm: Sạt lở hầm đường sắt, 8 đoàn tàu bị ách tắc nhiều giờ
Xem thêm: Xẻ núi, bạt đồi, xây dựng trái phép vẫn tiếp diễn ở Sóc Sơn
Đối với khu vực đã phát hiện có nguy cơ sạt lở, lũ quét, Thủ tướng yêu cầu địa phương phải kiên quyết di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ.
Xem thêm: Vỡ hồ thải ở Lào Cai, hàng chục nhà dân bị nhấn chìm
Thủ tướng nghiêm cấm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Ông yêu cầu địa phương xử lý nghiêm những sai phạm này.
Xem thêm: Độ dốc sườn - yếu tố tác động mạnh gây trượt lở đất
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý triệt để trường hợp vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất và quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, có hoạt động xây dựng, nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng.
Xem thêm: Khắp nơi sạt lở kinh hoàng, vùi lấp nhiều người: 'Đừng mãi đổ lỗi cho thiên tai'
Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân.
ACV phản hồi khiếu nại của Liên danh Hoa Lư
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có công văn phản hồi Liên danh Hoa Lư về gói thầu 5.10 xây dựng sân bay Long Thành với trị giá 35.000 tỉ đồng.
ACV cho rằng đã làm đúng việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật; liên danh này gửi kiến nghị chưa đúng quy trình, làm ảnh hưởng uy tín các bên. Trên cơ sở hồ sơ dự thầu đã nộp ngày 12-6 vừa qua của các nhà thầu tham dự, bên mời thầu, tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đã đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật căn cứ các tiêu chí, yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.
Xem thêm: Liên danh nhà thầu vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu 35.000 tỉ sân bay Long Thành gồm những ai?
Về quy trình giải quyết kiến nghị, ACV cho rằng theo Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014, các văn bản kiến nghị của nhà thầu cần được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu và được ký bởi đại diện hợp pháp của Liên danh Hoa Lư.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư và bên mời thầu, Liên danh Hoa Lư có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.
Theo ACV, do đang trong giai đoạn xét thầu, các thông tin liên quan được bảo mật theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Do đó, thư kiến nghị của Liên danh Hoa Lưu gửi đến nhiều cấp lãnh đạo, quản lý, cơ quan và chủ đầu tư là chưa phù hợp với quy trình giải quyết kiến nghị.
Việc này, theo ACV, có thế ảnh hưởng đến uy tín của nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu. Vì vậy, chủ đầu tư đề nghị Liên danh Hoa Lư tuân thủ nghiêm quy định của Luật Đấu thầu.
Trước đó, ngay sau khi Liên danh Vietur nhận thông báo "vào vòng trong" đối với gói thầu trị giá 35.000 tỉ đồng xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, phía Liên danh Hoa Lư đã có đơn khiếu nại khẩn cấp về thông báo này vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định của Thủ tướng thi hành kỷ luật đối với ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Lâm Minh Thành do vi phạm trong công tác. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã thi hành kỷ luật về đảng với ông Thành.
Tại kỳ họp Ủy ban Kiểm tra Trung ương hồi giữa tháng 6 đã xem xét kết quả giải quyết tố cáo đối với Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Lâm Minh Thành đã vi phạm quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ và mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Lâm Minh Thành.
Thủ tục xuất, nhập cảnh tự động ở sân bay Tân Sơn Nhất chỉ mất 30 giây
Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đưa vào thử nghiệm 10 cổng kiểm soát xuất, nhập cảnh tự động (Autogate) vận hành ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, gồm 5 cổng phục vụ khách xuất cảnh và 5 cổng cho người nhập cảnh.
Khu vực cổng Autogate gồm hai lớp cửa. Lớp thứ nhất yêu cầu khách scan trang nhân thân trên hộ chiếu và vé máy bay (boarding pass). Sau khi thông báo thành công, cửa này mở ra cho khách đến lớp cửa thứ hai để chụp ảnh chân dung và lấy dấu vân tay. Sau khi hoàn tất, cửa thứ hai sẽ mở và khách cũng xong thủ tục, không cần đóng dấu vào hộ chiếu như trước.
Toàn bộ quy trình trên mất chưa đến một phút, tạo thông suốt ở các cửa kiểm soát. Riêng chiều xuất cảnh, hệ thống này hiện chỉ cho phép người Việt Nam có hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ. Khách dùng hộ chiếu phổ thông phải có thẻ đi lại doanh nhân APEC hoặc là thành viên của các tổ bay.
Ngoài Tân Sơn Nhất, hệ thống cổng Autogate cũng được áp dụng 4 sân bay khác từ đầu tháng 8, gồm: Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh và Phú Quốc. Việc triển khai hệ thống này được thực hiện theo chủ trương của Bộ Công an trong cải cách thủ tục thủ tục hành chính; xuất, nhập cảnh. Đây là công nghệ lần đầu triển khai trên phạm vi rộng tại các sân bay trong nước.
Đắk Nông công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
Sau hạng loạt vụ sạt lở, sụt lún đất nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, tối 8/8, ông Lê Trọng Yên - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết tỉnh này đã có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục.
Xem thêm:
Theo quyết định, có ba công trình, khu vực được ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm: hồ chứa nước Đắk N'ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong); quốc lộ 14 đoạn qua phường Nghĩa Thành (TP Gia Nghĩa); khu vực sạt trượt bon Bu Krắc, bon Bu Prăng 1A (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức).
Xem thêm:
Đập Đắk N'ting xuất hiện cung trượt lớn kéo dài khoảng 400m từ hạ lưu tràn tới cống thoát nước số 1 đường tránh ngập, chiều cao cung trượt khoảng 30m.
Xem thêm:
Việc đập mất an toàn đe dọa trực tiếp đến an toàn công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông và tính mạng, tài sản của nhiều hộ dân xung quanh và phía hạ du.
Đối với quốc lộ 14 qua Gia Nghĩa, các vết nứt gãy, sạt trượt diễn biến hết sức phức tạp, chiều dài lớn nhất khoảng 40m, chiều sâu khoảng 4,5m.
Việc đường nứt gây mất ổn định kết cấu hạ tầng giao thông, ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao thông tại khu vực, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của 16 hộ dân ở phường Nghĩa Thành.
Đợt mưa lũ bất thường vừa qua tại Đắk Nông khiến nhiều công trình hạ tầng bị hỏng, nhiều cầu dân sinh bị cuốn trôi.
Các địa phương đã phải thực hiện di dời 283 hộ dân tại các điểm bị sụt lún, sạt trượt đến nơi an toàn. Ước thiệt hại trên 250 tỷ đồng.