Thời sự 24 giờ: Ngày 28/7 tòa tuyên án vụ 'chuyến bay giải cứu'; Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng không báo cáo
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 23/07/2023
Xét xử vụ ‘Chuyến bay giải cứu’: Ngày 28/7 tòa tuyên án
Sáng 22/7, các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" tiếp tục nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử (HĐXX) bước vào phần nghị án.
Bị cáo Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói trong quá trình công tác đã hết lòng, hết sức vì một Quảng Nam phát triển.
Xem thêm: Bâng khuâng từ phiên tòa 'chuyến bay giải cứu'
Xem thêm: Nữ doanh nhân khóc xin được chịu án tù thay cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam mượn 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông để nói về gia đình: "Vườn xưa vắng mặt người chăm sóc/ Lý trắng đào hồng tự nở hoa". Bị cáo Tân nói ‘ sẵn sàng chấp nhận tất cả những gì xảy ra với mình trong giây phút này, đó là sự trả nghiệp hoàn hảo nhất. Tôi sẽ chấp hành hình phạt thật tốt để sớm về với Quảng Nam yêu thương, trở về với vợ con".
Xem thêm: Không ai bỏ rượu vào cặp số!
Bị cáo Lý Tiến Hùng (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nga) nói Mục đích chỉ muốn đưa được càng nhiều sinh viên về nước càng tốt, nhanh nhất càng tốt để các em đỡ khó khăn trong khi dịch bệnh Covid-19 ngày càng nguy hiểm. .Nếu không đưa các sinh viên về thì lại đi ngược với chủ trương của Chính phủ về việc "không bỏ ai lại phía sau", còn đưa về thì lại vướng vào vòng lao lý.
Xem thêm: 'Là thằng tù cũng phải có nhân cách'
Bị cáo Nguyễn Hoàng Linh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia) gửi lời xin lỗi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân và người thân, mong muốn HĐXX xem xét để được hưởng mức án nhẹ nhất, sớm trở về chăm sóc gia đình.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky Sau nói sau khi phát hiện lỗi lầm của mình, bị cáo mong muốn được ra tự thú. Bị cáo đã giúp cơ quan điều tra mở rộng vụ án ở nhiều bộ, ban ngành. Hằng mong HĐXX xem xét khung lượng hình để được hưởng mức án thấp nhất.
Xem thêm: Tòa án lương tâm sẽ phán xét bị cáo cả đời
Xem thêm: Luật sư của cựu Thư ký Thứ trưởng vô cảm với nỗi đau của đồng bào
Bị cáo Hằng gây bất ngờ khi xin giảm án cho cựu phó GĐ Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn vì đã ‘đưa anh ấy vào vòng lao lý’: “Nếu được bị cáo xin HĐXX cộng những ngày tháng bị giam của anh Tuấn vào bản án của bị cáo để anh ấy được về chăm sóc mẹ già và chữa bệnh".
Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa Vũ Quang Huy thông báo, do tính chất vụ án phức tạp nên HĐXX nghị án kéo dài, sẽ tuyên án vào 14h ngày 28/7.
Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng không báo cáo
Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và bốn tháng đầu năm 2023.
Xem thêm: Tiền công đức được quản lý như thế nào?
Kết quả, tổng số thu năm 2022 là 70,8 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), bằng khoảng 40 - 60% số thu công đức, tài trợ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Tổng số chi 54,4 tỉ đồng.
Xem thêm: Quy định mới nhất về quản lý tiền công đức, tài trợ lễ hội
Xem thêm: Giáo hội Phật giáo VN: 'Cúng dường ở chùa Ba Vàng là chưa chuẩn'
Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221/450 di tích lịch sử - văn hóa thuộc diện cần kiểm tra (khoảng 47%).
Trong số trên 50 di tích không báo cáo có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt. Khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử báo cáo con số có thể thấp hơn nhiều số thực thu…
Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Bộ Công Thương cho biết, Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo điều kiện kinh tế thị trường, không áp quy định bất lợi nếu điều tra phòng vệ thương mại.
Động thái này được Anh đưa ra sau khi nước này gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tuần trước. Theo đó, Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong trường hợp phải điều tra phòng vệ thương mại.
Nền kinh tế thị trường là khái niệm được một số nước sử dụng khi điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định một nước có nền kinh tế thị trường hay không thường dựa trên đánh giá về mức độ can thiệp, kiểm soát của Nhà nước với hoạt động kinh doanh, vốn, lao động của doanh nghiệp.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, nước nhập khẩu sẽ sử dụng thông tin về chi phí và giá thành của chính doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để tính biên độ phá giá nếu coi nước xuất khẩu là nền kinh tế thị trường. Ngược lại, họ sẽ dùng thông tin của doanh nghiệp nước thứ ba (được coi là kinh tế thị trường) để thay thế. Hệ quả là biên độ phá giá thường được xác định cao hơn, dẫn đến mức thuế phòng vệ thương mại phải chịu cao, thậm chí lên đến 100%.
"Khi được công nhận là nền kinh tế thị trường, hàng Việt xuất khẩu được đối xử công bằng, có điều kiện thâm nhập, mở rộng thị trường; sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hơn; góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy kinh tế", Cục Phòng vệ thương mại nhận xét.
Hiện, 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường thông qua các hình thức khác nhau.
Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân
Bộ Y tế cho biết đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo lần 3 Nghị định quy định xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú".
Các danh hiệu này được xét 3 năm một lần. Trong 2 lần xét tặng năm 2017 (lần thứ 12) và năm 2020 (lần thứ 13), có 250 Thầy thuốc nhân dân và 3.355 Thầy thuốc ưu tú được Chủ tịch nước phong tặng.
Trong dự thảo, Bộ Y tế đề xuất bổ sung đối tượng hộ sinh vào đối tượng xét tặng (Điều 2). Tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, Bộ Y tế đề xuất bổ sung các cá nhân công tác trong các lĩnh vực y tế như dinh dưỡng, dân số, y tế công cộng, dinh dưỡng, khúc xạ nhãn khoa cho phù hợp, đầy đủ với các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế...
Bộ GD-T cảnh báo rủi ro đối với hơn 72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng đại học
Ngày 22/7, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT thông tin, sau 11 ngày mở cổng xét tuyển đại học, iện cả nước có 390.000 thí sinh đã đăng ký nguyện vọng, trong đó 72.000 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng, còn khoảng hơn 550.000 thí sinh chưa đăng ký.
Xem thêm: Con trúng tuyển 15 trường đại học, phụ huynh vẫn lo trượt khi Bộ GD&ĐT lọc ảo
Với những thí sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng, bà Thủy cho rằng các em nên bổ sung thêm nhiều nguyện vọng khác vì nếu có rủi ro, hệ thống của Bộ còn xét tuyển tiếp để thí sinh có được các cơ hội khác. Thí sinh nên xếp nguyện vọng mình yêu thích nhất và cảm thấy phù hợp nhất lên đầu.
Đồng thời, bà Thủy cũng khuyên thí sinh không cần đăng ký cả trăm nguyện vọng, điều từng xảy ra vào các năm trước.
Với nhóm thí sinh đã trúng tuyển sớm, Vụ trưởng Giáo dục đại học cũng lưu ý các em vẫn phải làm thao tác cuối cùng là đăng ký lên hệ thống của Bộ và nộp lệ phí đúng quy định.
Năm nay, Bộ GD-ĐT đã có giải pháp giảm tình trạng ảo bằng cách yêu cầu thí sinh đăng ký tất cả nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển. Theo đó, cho dù thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng vẫn chỉ được xác định trúng tuyển một nguyện vọng đặt ưu tiên cao nhất, đủ điều kiện đỗ.
"Vì thế, thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng không hề chiếm chỗ của thí sinh khác như phụ huynh lo lắng", bà Thủy khẳng định.