Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Toàn Đức (TTXVN)| 22/04/2023 17:17
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023, ngày 22/4 tại thành phố Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tổ chức Khoa học chuyên gia Việt Nam toàn cầu đã tổ chức Diễn đàn bền vững Việt Nam với chủ đề “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.



Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, đây là diễn đàn hướng đến một không gian khoa học để các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, học giả, doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức phi chính phủ trao đổi, thảo luận về vai trò của di sản văn hóa trong lộ trình thúc đẩy du lịch gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam.

Phat huy vai tro cua di san van hoa gan voi phat trien du lich ben vung hinh anh 1Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện có hơn 4 vạn di tích, trong số đó có hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, hơn 3.610 di tích quốc gia, 128 di tích quốc gia đặc biệt, 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới; khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 483 di sản được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh…

Các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh sau khi được xếp hạng, ghi danh và được bảo tồn tu bổ, tôn tạo đã trở thành địa chỉ quan trọng thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Tất cả các địa phương sở hữu di sản đều xác định, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch. Việc đảm bảo phát triển du lịch song hành với bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo hướng bền vững đang là một thách thức đặt ra.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương tập trung triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước về văn hóa, nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực để văn hóa thực sự là sức mạnh nội sinh của dân tộc, đưa văn hóa phát triển ngang hàng với chính trị, kinh tế. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam…

Phat huy vai tro cua di san van hoa gan voi phat trien du lich ben vung hinh anh 2Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Các đại biểu trong và ngoài nước đã tập trung thảo luận về: Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu địa phương trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế; thảo luận các giải pháp tạo dấu ấn và thu hút khách du lịch thông qua việc khai thác, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tìm cách tạo ra lợi thế cạnh tranh và khẳng định hình ảnh của địa phương với tư cách là địa điểm tham quan, sinh sống, làm việc và đầu tư.

Phat huy vai tro cua di san van hoa gan voi phat trien du lich ben vung hinh anh 3Tiến sĩ Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Nhiều ý kiến phát biểu thảo luận làm rõ các cơ chế, chính sách, giải pháp và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, di sản nhằm thúc đẩy kinh doanh du lịch có trách nhiệm, phát triển kinh tế địa phương; nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa; làm rõ các giải pháp cơ chế, chính sách tăng cường phối hợp các bên liên quan, kết nối vùng miền để xây dựng hệ sinh thái du lịch di sản bền vững, thúc đẩy tăng trưởng cạnh tranh của địa phương…

Ông Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu cho hay, một ngành Du lịch Việt Nam sẽ phát triển nếu như tìm cách đưa ra được những giải pháp để những cộng đồng địa phương, cộng đồng dân cư có thể hiểu rõ được giá trị văn hóa và di sản; tự chủ trong đóng góp ý kiến, chia sẻ những kinh nghiệm phát triển văn hóa, di sản ở từng địa phương. Giải pháp quy hoạch tạo ra một sự chuyển đổi bền vững cho ngành Du lịch cũng như là kinh tế ở các địa phương.

Giáo sư Aaron Ahuvia, Chuyên gia thương hiệu của Hoa Kỳ cho rằng, để phát triển du lịch, Việt Nam cần phải phát triển thương hiệu của ngành Du lịch. Khi xây dựng được thương hiệu cần phải gắn với phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh quảng bá du lịch và có thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm thu hút khách tham quan.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chia sẻ, phát triển du lịch bền vững, cần phải đánh giá sức tải của di sản để có quy hoạch, định hướng phát triển một cách hài hòa, cân bằng với sự nội tại của di sản. Không thể phát triển thương mại quá mức, phát triển một cách tự phát mà phải có sự cân nhắc. Đặc biệt trên nguyên tắc tôn trọng di sản để phát triển một cách bền vững. Phát triển du lịch có trách nhiệm chính là phát triển bền vững là dựa vào những yếu tố về tài nguyên, văn hóa, làm sao cân bằng hài hòa với sự phát triển của xã hội...

Toàn Đức

Bài liên quan
  • Du lịch tự phát 'uy hiếp' hồ Trị An
    Du lịch trải nghiệm khu vực hồ Trị An (Đồng Nai) ngày càng tăng thời gian gần đây. Kéo theo đó là hàng loạt dịch vụ cắm trại lưu trú hình thành tự phát.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO