Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng, loài cá voi lưng gù có thể chia sẻ văn hóa bằng những "bài hát" trên toàn bộ Nam Thái Bình Dương trong quá trình di cư.
Từ lâu những bài hát của cá voi đã được giới khoa học công nhận là một phần văn hóa của loài động vật này. Một nghiên cứu từ Đại học St Andrews, Scotland và Đại học San Francisco, Ecuador đã phát hiện ra những bài hát của loài cá voi lưng gù ở khu vực của Thái Bình Dương (gần Australia) được bắt chước bởi những con cá voi gần Xích đạo.
Khám phá về sự chia sẻ văn hóa này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được các cơ chế cơ bản của việc học hát và sự phát triển giao tiếp của các loài cá voi với nhau.
Cá voi lưng gù là loài động vật giáp xác dài khoảng 15 mét và có trọng lượng lên đến 30 tấn. Đây là loài cá voi được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì những bài hát của chúng rất phức tạp và luôn thay đổi theo từng năm.
Vào mùa hè, chúng kiếm ăn ở khu vực gần các cực của Trái Đất sau đó chúng di cư vào mùa đông đến các vùng ôn đới và sinh sản.
Theo các nhà nghiên cứu, những con đực thường hát theo một cách rập khuôn, lặp đi lặp lại, trong khi con cái với những bài hát ngắn, ít phức tạp, đây chính là các chúng giao tiếp với nhau.
Cụ thể, tiếng hát của những con được được tổ chức theo một hệ thống với nhiều thứ bậc. Ở cấp độ đầu tiên, mỗi âm thanh (được gọi là một "đơn vị") kết hợp với nhau tạo thành một chuỗi các đơn vị gọi là một "câu".
Các "câu" lặp đi lặp lại tạo ra một "chủ đề", được loài này hát theo một thứ tự cụ thể tạo thành một bài hát kéo dài 5 đến 30 phút và phiên bài hát của cá voi lưng gù có thể kéo dài vài giờ.
Cho đến nay, những bài hát này vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu và cho thấy biết chúng vẫn đang được cá voi lưng gù phát triển hằng năm.
Ý nghĩa của những bài hát này vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, một số chuyên gia tin rằng, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh sản của con đực với con cái hay đây là ngôn ngữ để chúng giao tiếp chia sẻ văn hóa với nhau.
Cá voi chia sẻ văn hóa khắp Nam Thái Bình Dương
Có ý kiến cho rằng, một địa điểm phía Tây Nam Thái Bình Dương, khu vực quần đảo Kermadec, New Zealand là điểm dừng chân của cá voi lưng gù từ một số quần thể trong quá trình di cư về phía Nam.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những điểm tương đồng trong chủ đề bài hát của loài này ở quần đảo Kermadec với một quần thể ở Polysesia, Pháp. Điều này cho thấy dấu hiệu về nơi đây có thể diễn ra sự truyền tải văn hóa giữa các quần thể.
Tiến sĩ Ellen Garland, Đại học St Andrews, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố: "Cá voi lưng gù đực biểu diễn những bài hát phức tạp và mang tính văn hóa cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các kiểu di cư của cá voi lưng gù dường như được ghi trong các bài hát của chúng.
"Nhóm đã tìm thấy những điểm tương đồng giữa các bài hát của cá voi lưng gù ở quần đảo Kermadec với một số nơi loài này cư trú vào mùa đông ở các khu vực ôn đới", Garland cho biết thêm.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã ghi âm bài hát của loài cá voi này trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018 tại nhiều địa điểm khác nhau trên Thái Bình Dương.
Sau khi phân tích các phép đo, nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng một quần thể ở Polynesia (Pháp) và nhóm gần Xích đạo đã chia sẻ chủ đề bài hát với nhau. Điều này cho thấy cá voi lưng gù có mối liên hệ mật thiết trên khắp Thái Bình Dương.
Nghiên cứu này giúp mở rộng hiểu biết về mức độ truyền tải văn hóa giữa các quần thể cá voi lưng gù ở Nam Thái Bình Dương và giúp làm sáng tỏ cơ chế học hát của chúng.
Các nhà khoa học tin rằng, sự hiểu biết về hiện tượng văn hóa này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị về sự tiến hóa của giao tiếp phức tạp, bao gồm cả ngôn ngữ và văn hóa của loài này.