Hóa thạch giống kỳ nhông khổng lồ 240 triệu năm tuổi được khai quật lần đầu tiên cách đây nhiều thập kỷ trong khu vườn ở Australia bởi một người nông dân. Sau khi nghỉ hưu, người này dành tặng mẫu vật cho bảo tàng Úc.
Thông qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đặt tên cho loài mới phát hiện là Arenaerpeton supinatus. Nó có chiều dài khoảng 4 feet (1,2 mét) và sinh sống tại các con sông ở khu vực ngày nay là lưu vực Sydney trong kỷ Triassic (251,9 triệu đến 201,3 triệu năm trước).
"Hóa thạch này là một ví dụ độc đáo về một nhóm động vật đã tuyệt chủng được gọi là temnospondyls, sống trước và trong thời kỳ khủng long", theo Lachlan Hart - nghiên cứu sinh tiến sĩ về cổ sinh vật có xương sống tại Đại học New South Wales. Arenaerpeton supinatus lớn hơn các loài có quan hệ gần gũi sống cùng thời như temnospondyls, nhưng loài temnospondyls lại tăng trưởng hơn sau khi Arenaerpeton supinatus tuyệt chủng.
Lachlan Hart tiết lộ các phần của loài lưỡng cư được bảo quản đặc biệt tốt và thậm chí còn để lộ dấu vết trên da của sinh vật. Hart cho biết: “Chúng tôi không thường tìm thấy những bộ xương còn nguyên đầu và thân, và việc bảo quản mô mềm thậm chí còn hiếm hơn”.
Các xương sườn và đường viền ngoài da của sinh vật cho thấy nó nặng hơn đáng kể so với hậu duệ của nó, bao gồm cả động vật lưỡng cư hiện đại (Lissamphibia). Arenaerpeton supinatus cũng có hàm răng khá xấu xí, trong đó có một cặp răng nanh trên vòm miệng. Những chiếc răng này được sử dụng để đâm và xé xác con mồi, kể cả cá vây tia cổ đại.