Phân biệt học bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

15/12/2023 15:02

Tấm bằng bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa được xem là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ đam mê ngành Y nhưng ít ai biết rằng đây là hai tấm bằng khác nhau hoàn toàn.

Chương trình học của bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nội trú là điều mà bất kỳ thí sinh nào đam mê ngành Y cũng muốn tham gia để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và cơ hội thực hành. Để biết được bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không, chúng ta hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không? (Ảnh minh họa)

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không? (Ảnh minh họa)

Điểm giống giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đều là người làm việc trực tiếp ở bệnh viện hay các cơ sở y tế. Người đảm nhận hai vị trí đều sẽ tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Điểm khác giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã tốt nghiệp đại học và muốn học cao hơn. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được coi là đào tạo tinh hoa, kéo dài 2 - 4 năm.

Thông thường sinh viên Y khoa sau khi kết thúc chương trình đào tạo đại học sau 6 năm, họ có thể chọn học cao hơn bằng cách thi vào chương trình bác sĩ nội trú với điều kiện dưới 27 tuổi, chưa bị kỷ luật và từng là sinh viên Y khoa chính thức. Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp Y khoa chỉ được tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú 1 lần.

Để có thể trở thành bác sĩ nội trú, bạn phải làm bài thi dạng trắc nghiệm với thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút. Với 4 môn thi cụ thể như sau: môn chuyên ngành 1; môn chuyên ngành 2; môn cơ sở, môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung).

Nhiệm vụ chính của bác sĩ nội trú về chuyên ngành Nội khoa gồm: Huyết học - truyền máu, cấp cứu hồi sức, nhi khoa, tim mạch, lao, thần kinh, truyền nhiễm, da liễu, tâm thần, y học cổ truyền, y học hạt nhân, phục hồi chức năng, nội khoa.

Các chuyên ngành thuộc hệ thống phẫu thuật bao gồm: Ngoại khoa, răng hàm mặt, sản phụ khoa, tai mũi họng, gây mê hồi sức, nhãn khoa, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình, ung bướu. Chuyên ngành y học cơ bản và dự phòng: Vi sinh, ký sinh trùng, mô phôi, giải phẫu bệnh, y học dự phòng, sinh lý học.

Sau khi hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú, học viên có thể hành nghề ngay lập tức và không phải trải qua bất kỳ khóa học nào khác. Cơ hội làm việc tại các bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành dành cho các bác sĩ nội trú là rất lớn.

Một số trường đại học đào tạo bác sĩ nội trú như: trường Đại học Y Hà Nội, Y Dược TP.HCM, Y Dược Cần Thơ, Y Huế, Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, sinh viên Y khoa sau khi kết thúc 6 năm học đại học chính quy và tốt nghiệp thì sẽ được gọi là bác sĩ nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề. Những bạn này phải học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Sau đó, nếu như bạn muốn nâng trình độ bác sĩ sẽ có hai hướng: Nghiên cứu và Lâm sàng. Khi theo hướng lâm sàng thì các bác sĩ sẽ học cao lên để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ chuyên khoa định hướng.

Thời gian đào tạo bác sĩ chuyên khoa kéo dài từ 2 - 3 năm. Người học cần phải có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên trước khi tham gia chương trình học chuyên sâu.

Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên biệt mà mình được đào tạo, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau. Trong hệ thống các bệnh viện, cơ sở Y tế bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Với sự phát triển không ngừng của ngành Y tế, nhu cầu nhân lực của ngành này càng tăng mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế mới có thể được tuyển dụng vào bệnh viện danh tiếng.

Anh Anh(Tổng hợp)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/phan-biet-hoc-bac-si-noi-tru-va-bac-si-chuyen-khoa-ar839903.html
Copy Link
https://vtc.vn/phan-biet-hoc-bac-si-noi-tru-va-bac-si-chuyen-khoa-ar839903.html
Bài liên quan
  • 121 y bác sĩ Bệnh viện Đặng Thùy Trâm mòn mỏi đợi hỗ trợ
    Quảng Ngãi - Trong khi hàng nghìn y bác sĩ ở Quảng Ngãi đã nhận hỗ trợ phụ cấp nghề theo Nghị định 05, 121 y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thuỳ Trâm lại không được nhận khoản hỗ trợ này. Nguyên nhân là do các cơ quan cấp trên xác định là cơ sở y tế hạng II thuộc tuyến tỉnh, trong khi bệnh viện hiện là cơ sở y tế hạng III, thuộc tuyến huyện, thị và thành phố.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phân biệt học bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO