Việt Nam đã biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đưa đối thủ thành đối tác, được bạn bè quốc tế xem là hình mẫu của hợp tác, khắc phục và hoà giải sau chiến tranh vì sự phát triển và thịnh vượng chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil nhất trí thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, gồm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, thể thao, bóng đá, đổi mới sáng tạo...
Nhấn mạnh Brazil là nước lớn trong khu vực Mỹ Latinh với 214 triệu dân và diện tích hơn 8 triệu km2, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không gian phát triển cho hai nước còn rất lớn.
"Tôi rất mong một ngày, người hâm mộ có thể chứng kiến một trận chung kết World Cup giữa Việt Nam và Brazil. Lúc đó, đội nào chiến thắng cũng vui", Thủ tướng nói khi đến thăm CLB bóng đá Corinthians.
"Người Việt Nam rất đam mê bóng đá và ngưỡng mộ nền bóng đá Brazil, với các huyền thoại như Pele, Ronaldo...", Thủ tướng Phạm Minh Chính mong hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, thể thao.
Trò chuyện với bà con người Việt ở Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên mọi người học tập, làm ăn, sinh sống tuân thủ pháp luật và cho rằng ở đâu cũng tốt, chỉ cần luôn hướng về quê hương.
Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu trưng bày và cơ sở hạ tầng sản xuất máy bay, Chủ tịch Tập đoàn Embraer chia sẻ muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Ngay sau khi kết thúc các hoạt động ở Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Brazil theo lời mời của Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.
Trên diễn đàn Liên hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đi thông điệp mạnh mẽ về xây dựng lòng tin để biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
New York sẽ có các biện pháp hỗ trợ, đưa TPHCM trở thành một trung tâm tài chính mạnh của khu vực và quốc tế, là cam kết được Thị trưởng thành phố đưa ra trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đến thăm sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã rung chuông bắt đầu phiên khai mạc. Đây là sàn chứng khoán nơi Vinfast đã niêm yết vào hồi tháng 8.
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt tay đối tác Mỹ phát triển ngành bán dẫn. Định hướng hợp tác trong lĩnh vực này là đột phá trong mối quan hệ hai nước.
Gặp lãnh đạo Tập đoàn Apple, Boeing, Google, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn mở rộng đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp.
Các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu nhận được đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính về chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, huy động nguồn tài chính đầu tư trung tâm tài chính tại TPHCM.
Gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc và đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cam kết của Việt Nam về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Theo góp ý của chuyên gia kinh tế Mỹ, Việt Nam cần tận dụng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ ở ngành công nghiệp giá trị cao, trở thành nhân tố hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa bấm nút xong, tiếng chuông vang lên, cả sàn giao dịch chứng khoán NYSE rộn rã trong tiếng vỗ tay. Sàn giao chứng khoán NYSE, New York khai mạc phiên đầu tiên trong ngày.
Ngày 20/9 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 78 tại New York, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ lãnh đạo nhiều nước.
Ấn tượng trước thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đề nghị Việt Nam chia sẻ với thế giới kinh nghiệm thoát nghèo và phát triển đất nước.
Là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký hiệp định trong khuôn khổ tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam cho thấy hình ảnh của một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Rumani, Tổng thống Slovenia, Tổng thống Phần Lan và Tổng thống Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đề xuất mở rộng hợp tác, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Mỹ hạn chế biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng dệt may, da giầy, đồ gỗ và đặc biệt là nông sản của Việt Nam, bởi đây là nguồn sống của nông dân Việt.