Những tiếng kêu cứu... không được hồi đáp
Hai ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng, sửng sốt trước thông tin liên tục được chia sẻ trên mạng xã hội về việc nữ sinh N.T.Y.N., học lớp 10 tại Trường THPT chuyên ĐH Vinh nghi .
Trên mạng xã hội, thông tin của một tài khoản nhận là người thân với gia đình em N. chia sẻ em từng nói với mẹ "Con sợ đi học, sợ đến trường". Theo thông tin từ người này, khi gia đình tìm hiểu thì được biết em bị bạn bè cô lập. Gia đình từng lên tiếng đề nghị cho con chuyển lớp...
Trao đổi trên báo chí, mẹ em N. cho biết đã hai lần tìm gặp Ban giám hiệu nhà trường để phản ánh việc con gái bị bạo lực học đường, cô lập cùng đề nghị xin chuyển lớp. Một lần chị gặp Hiệu trưởng, một lần Hiệu trưởng đi vắng nên chị phán ảnh với giáo viên dạy quốc phòng...
Người mẹ cũng chia sẻ những tin nhắn con gái bày tỏ tâm trạng "Học răng nổi, rành buồn".
Thông tin từ chuyên ĐH Vinh trong buổi làm việc ngày 17/4, từ giữa học kỳ 1 vừa rồi, em N. đã lên gặp Hiệu trưởng để xin chuyển lớp khác cùng khối với lý do em muốn sang học lớp cô giáo bên kia. Tuy nhiên, đề nghị của em chưa được giải quyết....
Nhưng những chờ đợi, hứa hẹn của người lớn vẫn nằm đó, cô học trò từng ngày vẫn phải đổi mặt cảnh . Cho đến ngày 15/4 vừa qua, em chọn dừng lại ở tuổi 15 trong đau đớn.
Hiện tại, Trường ĐH Vinh đang tìm hiểu và làm rõ sự việc liên quan đến cái chết của em N. Tất cả vẫn đang là nghi vấn với những luồng thông tin trái chiều giữa nhà trường và gia đình. Nhưng dù là thế nào cũng không khó để thấy hàng loạt biểu hiện bất ổn có thể nói là rõ ràng từ em N. trong thời gian dài trước đó.
Thường thì học sinh hay tìm mọi cách che giấu bố mẹ, thầy cô về việc bị bắt nạt. Vậy nên, khi nhiều sự việc được phát hiện, người lớn té ngửa vì lâu nay không hay, không biết.
Tuy nhiên, ở sự việc lần này, theo cách này hay khác, ít nhiều cô nữ sinh đã có những biểu hiện về việc bị bắt nạt, với những tiếng kêu cứu đã vang lên nhiều lần trước đó với . Có thể thấy, trước khi chọn cách tiêu cực, cô học trò nhỏ đã có thời gian vùng vẫy...
Một học trò tìm đến tận Hiệu trưởng cùng đề nghị mong muốn được chuyển lớp, có thể thấy em đang mang những bất an ngay trong lớp học của mình.
Còn về thông tin em N. bị xa lánh, cô lập, cô giáo chủ nhiệm xác nhận trước đây em N. chơi thân với một nhóm bạn nhưng sau đó N. và các bạn không còn chơi chung.
Đi cùng đó là hàng loạt biểu hiện bất ổn khác được chính giáo viên ghi nhận. Giáo viên ghi nhận em N. nghỉ học rất nhiều lần, từ đầu năm học đến nay, em Y.N. đã nghỉ 20 buổi học, riêng từ tháng 2 đến nay đã nghỉ 8 lần, trong đó có lần nghỉ từng tiết, có lần nghỉ cả buổi học.
Giáo viên cho biết nhiều lần do mẹ em N. nhắn tin xin nghỉ phép với các lý do như ốm, đau chân, cổ... nhưng cô cũng nắm thông tin một số lần em N. tự ý sử dụng điện thoại của mẹ để nhắn tin xin nghỉ vì không muốn đến lớp. Từ cuối học kỳ 1, em N. cũng từng nhắn tin hỏi giáo viên chủ nhiệm về mẫu đơn xin chuyển lớp.
Với hàng loạt biểu hiện bất thường rõ ràng như vậy nhưng đau lòng thay, dẫu vậy vẫn không ai có thể kịp nắm tay cô học trò ở lại.
Cha mẹ, thầy cô cần hành động ngay
TS luật Thái Thị Tuyết Dung, Trường ĐH Luật TPHCM chia sẻ, hai ngày nay bà bị ám ảnh bởi sự việc nữ sinh lớp 10 nghi tự vẫn ở Nghệ An. Theo dõi sự việc, bà Dung cho rằng có thể thấy cháu gái đã chịu đựng một thời gian dài trong nỗi tuyệt vọng.
Bà Dung nêu quan điểm, giai đoạn nào cũng có bạo lực học đường nhưng có thể trước đây ở trên lớp rồi về nhà, lo làm việc nhà nên dễ quên. Còn ngày nay, với điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội sẽ làm cho tình trạng bạo lực học đường kéo dài dai dẳng, có thể đi vào tận giấc ngủ của các con, làm trẻ luôn bị chìm đắm trong nỗi buồn chán, dễ chọn cách tiêu cực.
Qua sự việc này, chưa bàn đúng sai, nữ luật sư mong mỏi mọi người, thầy cô khi thấy, biết dấu hiệu học sinh bị bạo lực học đường cần hỗ trợ các con sớm.
Tại chương trình Cà phê thứ 7 về chủ đề bắt nạt và bạo lực học đường cách đây không lâu tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Thanh Hoa, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, là mẹ của 4 đứa trẻ nhấn mạnh một đứa trẻ bị bắt nạt sẽ bộc lộ qua những biểu hiện khác nhau.
Vấn đề ở chỗ liệu người lớn có đủ quan tâm để nhìn thấy các biểu hiện đó ở trẻ hay không. Rồi nhìn thấy thì cần có những hành động gì để bảo vệ trẻ.
Khi trẻ bị bắt nạt và nếu người lớn im lặng hoặc thờ ơ cũng là một dạng bạo lực. Đi cùng đòn roi, sự cô lập của bạn bè, thêm sự vô tình, vô tâm của người xung quanh có thể dẫn đứa trẻ vào hố sâu tuyệt vọng.
Không chỉ em N., ngoài kia rất nhiều học sinh hàng ngày đang sống trong nỗi sợ hãi, đau khổ, bế tắc vì bạo lực học đường. Các em cần lắm một bàn tay...