Nội thủy là gì? Phạm vi của nội thủy? Chế độ pháp lý của nội thủy?

10/04/2023 13:58

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định: “Các vùng nước ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là nội thủy của quốc gia ven biển” (Điều 8).

Các bãi biển giáp với đất liền thường là những vùng nội thủy. Ảnh: Ngọc Thu

Theo định nghĩa này, nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển; vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy. Nội thủy được coi như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của quốc gia ven biển.

Điều đáng lưu ý là khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp mà gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thuỷ thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó.

Các vùng biển của quốc gia ven biển.

Điều 9 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở, và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Các vùng biển của một quốc gia ven biển.

Điều 10 xác định chế độ pháp lý của nội thuỷ: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thuỷ như lãnh thổ đất liền.

Bài liên quan
  • Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Phạm vi và chế độ pháp lý?
    Vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Đây là một vùng biển đặc thù, trong đó quốc gia ven biển có những thẩm quyền riêng biệt nhằm mục đích kinh tế, tuân theo những quy định của Công ước.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nội thủy là gì? Phạm vi của nội thủy? Chế độ pháp lý của nội thủy?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO