Nhật ký xét xử "chuyến bay giải cứu": Lý lẽ chối tội của cựu điều tra viên

18/07/2023 07:11

Tự bào chữa cho bản thân, bị cáo Hưng cho rằng trong bản kết luận điều có rất nhiều bất cập.

Trong ngày xét xử thứ 5 của phiên tòa "chuyến bay giải cứu", sau khi Viện kiểm sát kết thúc công bố bản luận tội, HĐXX cho phép các bị cáo được tự bào chữa. Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên Bộ Công an) là bị cáo đầu tiên tự đưa ra lập luận để bào chữa cho bản thân.

Đứng trước HĐXX, Hưng một mực cho rằng cơ quan điều tra và VKSND Tối cao đã buộc tội oan cho mình.

Cựu điều tra viên cho rằng kết luận điều tra nhiều bất cập

Theo Hưng, có một số nguyên nhân khiến bị cáo bị oan. Đó là lời khai của ông Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội) và lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Blue Sky) không đúng sự thật, đổ trách nhiệm cho bị cáo.

Trong đó, nội dung lời khai của bà Hằng có phần định hướng gây ảnh hưởng đến bị cáo Hưng.

Cựu điều tra viên cho rằng, nguyên nhân chính khiến Hưng bị oan là do cơ quan tố tụng, đặc biệt Cơ quan điều tra đã cố tình buộc tội oan cho mình.

Bị cáo cho rằng, khi nhận được kết luận, bị cáo mới biết tài liệu điều tra chỉ là lời khai một phía từ ông Nguyễn Anh Tuấn.

Nhật ký xét xử chuyến bay giải cứu: Lý lẽ chối tội của cựu điều tra viên - 1

Hoàng Văn Hưng (áo trắng) (Ảnh: Danh Nam).

Tự bào chữa cho bản thân, Hưng cho rằng kết luận điều tra của Bộ Công an có rất nhiều bất cập.

Trong vụ "chạy án", Hưng khẳng định bản thân không hề gặp Hằng nhiều lần như cáo trạng cáo buộc; đồng thời, khi gặp Hằng, cựu điều tra viên cũng không có động cơ vụ lợi nào mà chỉ muốn giải quyết công việc, giải quyết vụ án.

Về cáo buộc nhận tiền từ ông Tuấn, Hưng khẳng định mình không nhận 350.000 USD từ cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội. Hưng nói không biết cơ quan điều tra, viện kiểm sát đã dựa vào đâu để khẳng định bị cáo nhận được khoản tiền này.

Còn đối với khoản tiền 450.000 USD, Hưng xác nhận việc nhận chiếc vali từ ông Tuấn ở cổng cơ quan. Tuy nhiên, bên trong chiếc valy chỉ là rượu, không phải tiền.

Nói dối vợ khi bị bắt tạm giam

Tự bào chữa cho bản thân, bị cáo Trần Văn Dự (cựu Phó cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nói rằng, không đòi hỏi tiền của doanh nghiệp.

Khi đưa tiền, thuộc cấp Vũ Anh Tuấn nhiều lần nói rằng đây là "lộc" của doanh nghiệp "cảm ơn", không ai nói với ông Dự đó là hành vi hối lộ.

Sau đó, khi phát hiện ra cán bộ dưới quyền nói về những khoản tiền "cảm ơn" không đúng sự thật, ông Dự đã yêu cầu trả lại.

"Tôi cũng bảo cấp dưới khi đã nhận tiền của các doanh nghiệp khác thì phải mang trả lại, không được mang tiếng là "chợ chiều", "vơ bèo vạt tép" những ngày cuối", bị cáo Dự trình bày.

Nhật ký xét xử chuyến bay giải cứu: Lý lẽ chối tội của cựu điều tra viên - 2

Ông Trần Văn Dự (Ảnh: Trần Phan).

Cựu Phó cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh nói rằng khi vụ án xảy ra, ông xác định nhận trách nhiệm, không né tránh, sẵn sàng chịu, đồng hành cùng cấp dưới.

Ngay khi bị bắt tạm giam, ông Dự gọi điện cho vợ bảo chuẩn bị ngay lập tức 3 tỷ đồng và nói rằng: "Anh đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi về".

Vì có cán bộ nhũng nhiễu nên doanh nghiệp phải đưa hối lộ

Tự bào chữa cho mình, bị cáo Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh) nói rằng, thời điểm dịch Covid-19, Chính phủ có khẩu hiệu "không để lại ai phía sau" nên bị cáo cũng mong muốn làm sao đưa được nhiều công dân về nước nhất.

Ông Nghĩa hoàn toàn đồng ý với nội dung của bản luận tội, trong đó có việc vì một số cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền bôi trơn khi xin cấp phép các chuyến bay giải cứu đã dẫn đến việc bị cáo đưa hối lộ.

Bị cáo cho rằng quá trình làm việc với cơ quan điều tra đã hết sức hợp tác và tạo điều kiện để mở rộng vụ án.

Bị cáo giãi bày, doanh nghiệp khi dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn, bản thân là người đứng đầu doanh nghiệp nhưng không bất chấp tất cả để kiếm tiền.

Trong thời điểm dịch Covid-19, Nghĩa cho biết đã giúp đỡ nhiều du khách Nga tại Khánh Hòa và Phú Quốc trong việc ăn ở và về nước. Sau đó, bị cáo được Tổng lãnh sự Nga trao chứng nhận vì đã có công giúp đỡ người Nga. "Đây là tờ giấy tôi cảm thấy quý giá nhất trong cuộc đời", bị cáo Nghĩa bộc bạch.

Không chỉ thế bị cáo cũng cho biết bản thân đi đến nhiều ổ dịch lớn, hỗ trợ người dân từ mớ rau, kilogram thịt đến quần áo.

Hôm nay (18/7), tòa tiếp tục phần tranh luận.

Trước khi các bị cáo tự bào chữa cho mình, đại diện Viện kiểm sát đã công bố bản luận tội khẳng định Hoàng Văn Hưng từng là điều tra viên thụ lý chính của vụ án. Khi được ông Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) liên hệ để giúp đỡ Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn "chạy án", Hưng đã nhiều lần đến nhà ông Tuấn để trao đổi.

Hưng đã nói chuyện với Hằng và ông Tuấn, tạo niềm tin cho Hằng là sẽ giúp cả 2 không bị xử lý hình sự. Tại những buổi gặp, Hưng hướng dẫn Hằng cách đối phó với cơ quan điều tra. Theo Viện Kiểm sát, hành vi này có dấu hiệu Xâm phạm hoạt động tư pháp nên cơ quan công tố đề nghị cần điều tra, xác minh thêm, sau khi vụ án này kết thúc.

Sau khi Hưng chuyển công tác, không còn nhiệm vụ trong công tác điều tra vụ án, Hưng vẫn gặp ông Tuấn và Hằng để cung cấp thông tin, hứa hẹn "chạy án".

Ngoài ra, Hưng còn đưa ra các lý do không đúng thực tế, sai sự thật để ông Tuấn yêu cầu Hằng chuyển tiền.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/phap-luat/nhat-ky-xet-xu-chuyen-bay-giai-cuu-ly-le-choi-toi-cua-cuu-dieu-tra-vien-20230717152408869.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/phap-luat/nhat-ky-xet-xu-chuyen-bay-giai-cuu-ly-le-choi-toi-cua-cuu-dieu-tra-vien-20230717152408869.htm
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Nhật ký xét xử "chuyến bay giải cứu": Lý lẽ chối tội của cựu điều tra viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO