Nhật ký người mẹ có con tự kỷ

Tổng hợp| 02/01/2025 18:44

Mẹ không tha thứ cho mình Chỉ vì những bất cẩn của mẹ, con đã phải trả giá quá đắt. Nhìn đôi mắt con vô hồn, lơ đãng, thờ ơ, mẹ luôn tự dằn vặt mình. Giá như mẹ quan tâm hơn đến con thì đâu đến nỗi…

image001.jpg
Cha mẹ có con bị tự kỷ cần cẩn trọng khi lựa chọn các trung tâm, cơ sở uy tín để can thiệp cho con. Ảnh: trung tâm can thiệp sớm Sunshine Quận 7

Chỉ tại mẹ vô tâm

Dù đã đọc hàng trăm lần những nghiên cứu, khuyên cáo phân tích rằng đừng nên đổ lỗi cho cha mẹ khi thấy con mình mắc bệnh tự kỷ, nhưng mẹ vẫn không thể không tự trách mình. Để con như hôm nay, mẹ thấy nghìn lần có lỗi.

Ngày mẹ có con, mẹ không hề biết. Khi đó, mẹ đang bước vào giai đoạn bận rộn nhất trong cuộc đời. Mẹ hăm hở phấn đấu và nỗ lực gây dựng cho mình một sự nghiệp, một vị trí mà mẹ nghĩ mẹ cần phải đạt được. Mẹ làm hết sức mình mà quên mất rằng con người ta cần phải ăn ngủ, nghỉ ngơi, cần phải sống trước khi có được bất cứ điều gì. Bởi vậy, mẹ luôn luôn mệt mỏi, luôn cảm thấy hụt hơi. Đến khi mẹ rơi vào tình trang kiệt quệ thì mẹ phát hiện ra con đã đến với mẹ. Không phải tin mừng mà là dấu hiệu động thai. Mẹ bị ra máu và phải nằm điều trị tại bệnh viện. Nhiều người khuyên mẹ bỏ con. Nhưng mẹ thấy oan ức cho con quá. Và mẹ nỗ lực cùng bác sỹ giữ con lại trên đời. Có lẽ những chấn động này đã ảnh hưởng đến con chăng? Vì lúc đó con còn quá nhỏ, mỗi tổn thương đều để lại dấu ấn khó chữa lành.

Những ngày sau đó, mẹ càng vất vả hơn. Mẹ thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng và hay cáu gắt. Sau này có thời gian đọc lại các sách vở, mới hay những căng thẳng, cáu gắt tạo nên những độc tố trong máu mẹ. Những độc tố này có thể truyền thẳng cho con, gây độc thần kinh cho con, khiến não bộ và thần kinh của trẻ không được hoàn chỉnh. Chẳng biết con của mẹ có phải chịu đựng nỗi khủng khiếp này không?

image003.jpg
Có lẽ những chấn động này đã ảnh hưởng đến con chăng? Ảnh: Sưu tầm

Lần nào đi khám thai, bác sĩ cũng bảo mẹ là thai rất nhỏ, khả năng suy dinh dưỡng. Nhưng mẹ chẳng để tâm. Mẹ nghĩ con của mẹ có thể hơi nhỏ, nhưng đến lúc đủ tháng đủ ngày, con sẽ ổn cả thôi. Đến tháng thứ chín, con cũng chịu tăng tốc thật. Đến ngày chuyển dạ, con được 3kg. Mẹ cho thế là tạm ổn.

Đứa trẻ bị bỏ quên

Khi hết thời gian được nghỉ thai sản, mẹ phải đi làm trở lại. Bà nội, bà ngoại đều bận cả. Mẹ phải đưa con đi gửi ở nhà bác hàng xóm. Mỗi lần nghe thấy tiếng con khóc, mẹ xót hết cả ruột. Không biết cảm giác mẹ đột ngột biến mất cả ngày dài có tạo nên những chấn động tâm lý đến con?

Sau đó, mẹ nhờ người họ hàng ở quê ra trông con. Công việc bận rộn, mẹ đi từ sáng tới tối mới về. Con ít giao tiếp, ít cười đùa, không vẫy tay tạm biệt hay giơ tay đón mỗi khi thấy mẹ. Trong lòng mẹ áy náy nhưng mẹ nghĩ chắc là do con chậm hơn anh. Mẹ hy vọng rồi con cũng làm được như mọi đứa trẻ khác.

Con bỏ sữa mẹ rất sớm và chuyển sang bú bình. Bởi mẹ đi cả ngày nên sữa mẹ chẳng còn chất gì cả, không thơm ngon như trước. Sữa ngoài thì ngọt, con càng thích hơn. Mỗi lần trông con ôm cái bình, tay mân mê bình như ôm một vật thân thiết nào đó, mẹ chợt cảm thấy xót xa. Con yêu cái bình hơn yêu mẹ mất rồi. Có lẽ con đang mường tượng cái bình ấy là ti mẹ. Mẹ ôm con vào, dấu dí, nhưng con chỉ nhoai người, choài ra. Con từ chối sự vồ vập của mẹ. Nhưng mẹ đâu hiểu nổi điều gì đang diễn ra trong trí óc, trong tâm hồn bé xíu của con. Con đã đóng cửa tấm hồn mình và tự nhốt mình trong đó. Mẹ chỉ nhận ra điều ấy khi đã khá muộn màng.

image005.jpg
Ôi, sự vô tâm của mẹ thật là tội ác với con. Ảnh: Sưu tầm

Con biết cái gì cũng chậm. 18 tháng tuổi, con nói được vài từ, từng âm tiết một, nhiều lắm làm hai âm tiết “mẹ ơi” “bà ơi”, “bố ơi” rồi con dừng lại. Dù cố khuyến khích, con cũng không thể nói thêm được từ nào. Ánh mắt con bất lực vì ngôn ngữ không thể bật ra. Từ 20 tháng trở đi, con trở nên cáu gắt, hay nổi khùng và hay dằn dỗi. Con muốn cái gì con không nói được, chỉ ngắc ngứ rồi dậm chân. Con đau ở đâu cũng không biết kêu, không thể lấy tay để chỉ. Nếu ở nhà, mẹ sẽ cố tìm mọi cách để biết con muốn nói gì. Hai mẹ con đánh vật với nhau để tìm ra câu trả lời. Nhưng nếu không có mẹ, con chẳng thể có người phiên dịch hộ. Thế là con càng cáu gắt, quấy khóc và hung tợn hơn. Con làm bị thương tất cả mọi người ở gần con. Con đập vỡ làm hỏng đồ đạc một cách quá khích. Khi đồng hồ sinh học của con gióng lên “Mẹ !mẹ” mà mẹ vẫn chưa về, con chui xuống gầm bàn ngồi buồn thiu như chó cúm. Vậy mà mẹ vẫn không biết rằng con đang lâm vào tình trạng gì. Ôi, sự vô tâm của mẹ thật là tội ác với con.

Ân hận muộn

Nhưng chỉ một tháng sau khi con nhập học mẫu giáo, cô giáo hiệu trưởng đã gọi mẹ lại, bảo đưa con đi khám tự kỷ. Kết luận của bác sỹ ngay sau đó đã làm mẹ choáng váng. Con bị tự kỷ ở mức độ nhẹ, nhưng vẫn cần phải hỗ trợ điều trị, đặc biệt là về tâm lý. Lúc này, mẹ chưa hề có những khái niệm gì về căn bệnh này. Và mẹ chia sẻ với bố. Nhưng bố con đã gạt đi. Với bố, con vẫn bình thường, chỉ là hơi chậm một chút. Lớn lên con sẽ hết, bố động viên mẹ như vậy. Và mẹ yên tâm con sẽ sớm khỏi thôi.

Nhưng con đã không như mẹ nghĩ. Trong khi những đứa trẻ cùng lứa tuổi với con biết mọi thứ, thì con vẫn dậm chân tại chỗ. Con không thể nói được một câu, không trả lời được câu hỏi, không biết bộc lộ tình cảm yêu, ghét, vui, buồn, không biết tự làm những việc cá nhân, không biết chơi cùng bạn bè, không biết nhai và tự xúc cơm ăn. Mọi việc đều có người làm giúp. Trong nhà luôn có hai người giúp việc. Một để làm việc nhà và một chăm sóc con. Mẹ nghĩ con đã được chăm sóc tốt nhất. Nhưng mẹ không biết rằng khi mẹ đi vắng, con chỉ được chơi với cái tivi và ipad. Người giúp việc của con thì buôn điện thoại. Đến giờ thì xay cháo đổ vào mồm con. Con chỉ việc há, ngậm, nuốt nuốt.

Khi con được gần 5 tuổi, cô giáo chủ nhiệm khuyên mẹ cho con đi điều trị, mẹ còn ương bướng cãi: “Em chẳng tin vào những kết luận của bác sỹ”. Thật may, cô giáo chủ nhiệm lại là người rất có kinh nghiệm và rất thương con. Cô đã bảo mẹ đứng ở bên cửa sổ để theo dõi con một buổi sáng. Những gì mẹ thấy khiến cho mẹ thẹn thùng xấu hổ. Con ngồi im một chỗ, không nói chuyện với ai, không tham gia bất kỳ hoạt động nào. Các bạn khác thì răm rắp, nói một cái là làm. Cô đẩy vào lưng con, bảo con làm gì, con ngơ ngác một chút rồi lại chìm đắn trong hư vô. Cô giáo nói “Con em nó không hòa đồng được với xung quanh. Đó chính là tự kỷ. Nó khác thường và nó không biết phải làm gì. Là mẹ, em không sớm nhận ra và giúp đỡ nó, để những thời gian vàng trôi quá thật lãng phí. Đó chẳng phải là lỗi của mẹ là gì?”.

image006.jpg
Con em nó không hòa đồng được với xung quanh. Đó chính là tự kỷ. Nó khác thường và nó không biết phải làm gì? Ảnh: trung tâm can thiệp sớm Sunshine Quận 7

Cô giáo nói trúng những gì mẹ đang lo lắng. Những giọt nước mắt ân hận không bù đắp lại được sự vô tâm của mẹ. Hẳn con đã phải chịu đựng rất nhiều, phải một mình vật lộn với thế giới bóng tối lạnh lẽo và cô đơn của con mà mẹ không hề biết. Dù muộn còn hơn không, mẹ cần phải đánh thức con dậy, phải kéo con trở về. Mẹ sẽ làm như thế nào đây? Bằng bất cứ giá nào, mẹ tin mẹ sẽ làm được.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 100 trẻ em có một trẻ mắc chứng Tự kỷ. Tự kỷ không phải là một căn bệnh hay bệnh tâm thần, mà là một cách suy nghĩ đặc biệt được đặc trưng bởi những khả năng khác biệt trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Để nâng cao nhận thức về quyền lợi của những người tự kỷ và khuyến khích đa dạng não bộ, ngày 2 tháng 4 được kỷ niệm là Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ hàng năm. Chấp nhận sự đặc biệt là bước đầu tiên để tạo ra một môi trường bao gồm và hỗ trợ cho những người tự kỷ.

Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ở đâu?
Trung tâm Can thiệp sớm Sunshine

Địa chỉ: 110 Đường 40, KDC Tân Qui Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Hotline/ Zalo: 0934 567 244.

Bài liên quan
  • Cần những chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt
    Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội, cần được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội chuyên biệt nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các em. Các chính sách bảo trợ xã hội cho trẻ và gia đình trẻ tự kỷ trên thế giới có thể được xếp thành một “phổ”, trong đó một số quốc gia có mô hình hoàn thiện và phát triển hơn hẳn như Mỹ và Trung Quốc.
  • Hãy cho phép mình vui
    Nếu bản thân không phải là một phụ nữ hạnh phúc, làm sao bạn có được một gia đình hạnh phúc?
  • Đàn ông đi chợ nấu cơm - bình thường thôi
    Đàn ông đi chợ, nấu cơm hay làm việc nhà là chuyện bình thường. Quan niệm như thế nên anh vô tư trước những lời bình phẩm của đám đông.
  • Mẹ ơi, một khóm dong riềng
    Nhìn chùm hoa dong riềng nở đỏ lấp lánh trong vườn dưới màu nắng mai, ta mơ màng thấy bóng mẹ ta với đôi quang gánh đang tảo tần. .
  • Xé tờ lịch cuối năm ai không bồi hồi
    Năm 2024 qua đi, khép lại một nửa thập niên và bắt đầu một nửa của thập niên mới, không ít người buồn trách thời gian sao nhanh quá!
  • 5 cách giúp con học hỏi từ những sai lầm
    Mắc sai lầm là điều khó tránh trong quá trình trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, thay vì nổi giận, trách phạt, cha mẹ hãy hướng dẫn đúng cách để từ đó con học được cách chịu trách nhiệm, tự tin giải quyết vấn đề và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Sau đây là các cách cha mẹ có thể tham khảo.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nhật ký người mẹ có con tự kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO