Vì thế, để tránh "tiền mất tật mang", người mua cần chú ý những vấn đề sau:
Không mua xe lỗi
Nếu mua xe với mục đích sử dụng cho gia đình và công việc thì không nên mua xe đã bị tai nạn, lỗi động cơ, ngập nước...Dù giá rẻ hơn nhiều cũng nên tránh vì sẽ tốn nhiều tiền trong quá trình sử dụng.
Kiểm tra lý lịch xe
Không chú ý đến lý lịch của xe sẽ gây những phiền toái về sau. Do đó, khi mua cần tìm hiểu xem biển số có đồng nhất với đăng ký xe hay không. Ngoài ra, cần kiểm tra các chi tiết trong và ngoài xe, các bộ phận còn hoạt động hay không để tránh mua phải xe không rõ nguồn gốc hoặc bị tháo lắp.
Đảm bảo nội ngoại thất đồng đều
Sau một thời gian sử dụng, ô tô không tránh khỏi hao mòn, xuống cấp theo thời gian. Tuy nhiên, khi mua xe cũ vẫn cần đảm bảo tiêu chí nội ngoại thất phải đồng đều. Nếu có chi tiết bất thường, chứng tỏ xe đã được thay thế.
So sánh nhiều xe khác nhau
Nhiều khách mua bị cuốn theo lời giới thiệu "có cánh" về chiếc xe mà không quan tâm đến hạn chế. Vì vậy, cần tránh đưa ra quyết định vội vàng, nên đi xem nhiều xe khác nhau để có sự so sánh về chất lượng và giá cả.
Không ngại lái thử
Thử trải nghiệm vận hành là điều bắt buộc nếu mua xe cũ. Nên lái thử ở nhiều địa hình khác nhau như đường phố, đường xấu, đường trường để có trải nghiệm và đánh giá chuẩn nhất.
Kiểm tra kỹ gầm xe
Gầm xe là bộ phận dễ hư hỏng nhất do tiếp xúc gần với mặt đường và dễ bị hư hỏng, gỉ sét.
Đàm phán
Đàm phán để có mức giá hợp lý là điều quan trọng khi mua xe cũ. Khi đàm phán, nên dựa vào điểm trừ của xe như hỏng hóc, lỗi khiếm khuyết trong nội thất...làm cơ sở giảm giá.
Người bán thường muốn đẩy nhanh nên nếu thấy được giá, hãy thể hiện thiện chí sẵn sàng đặt tiền.