Hơn 2000 căn hộ nghỉ dưỡng được giao dịch
Trong Q2/2024 ghi nhận nguồn cung và lượng giao dịch ấn tượng. Hơn 3,200 căn hộ nghỉ dưỡng được đưa ra thị trường, tăng hơn 2.6 lần so với Q1/2024 và tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 2,000 căn hộ nghỉ dưỡng cao tầng giao dịch trong Q2/2024 với tỷ lệ hấp thụ 63.5% (tăng gần 19 lần so với Q1/2024). Trong Q2/2024, nguồn cung nghỉ dưỡng cao tầng có thời hạn chiếm 88% tổng số nguồn cung ra thị trường.
Nguồn cung sơ cấp và giao dịch theo quý phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao tầng. |
Nguồn cung sơ cấp nghỉ dưỡng có thời hạn trong Q2/2024 phần lớn tập trung tại khu vực miền Trung với hơn 2,400 căn (chiếm 84%), nguồn cung chủ yếu đến từ Khánh Hòa; Trong Q2/2024 lượng giao dịch tập trung ở khu vực miền Trung với hơn 1,700 căn; Tỷ lệ hấp thụ căn hộ nghỉ dưỡng có thời hạn sở hữu khá cao với 68.9%.
Thị trường Q2/2024 ghi nhận các dự án nghỉ dưỡng lâu dài tập trung ở miền Bắc và miền Trung, với tỷ lệ hấp thụ khoảng 23%. Nguồn cung căn hộ nghỉ dưỡng lâu dài Q2/2024 chỉ chiếm 12% so với tổng nguồn cung căn hộ nghỉ dưỡng, nguồn cung chủ yếu tập trung ở miền Bắc (chiếm 74%), phần lớn đến từ dự án ICON 40 Hạ Long (Quảng Ninh) do BIM Group làm chủ đầu tư.
Theo dữ liệu BHS R&D, giá bán phân khúc nghỉ dưỡng cao tầng trong Q2/2024 tại miền Bắc giá căn hộ nghỉ dưỡng cao tầng dao động trong khoảng 45 – 50 Tr/m². Mức giá tăng khoảng 1.5 – 5% so với quý trước.
Tại miền Trung giá điển hình căn hộ nghỉ dưỡng cao tầng dao động trong khoảng 60 - 70 Tr/m², tại Thanh Hóa ghi nhận mức giá cao nhất lên đến 107 tr/m² (Dự án Ibiza Party Hải Tiến). Mức giá tăng khoảng 2.5 – 3.5% so với quý trước. Tại miền Nam giá căn hộ nghỉ dưỡng cao tầng trung bình tại Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt là 99 Tr/m² và 73 Tr/m². Mức giá tăng 1% so với quý trước.
Tính chung nửa năm đầu 2024, nguồn cung tăng 70% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ gần 48%. Nửa đầu năm 2024, ghi nhận 01 dự án mở bán mới. Dự kiến sắp tới nguồn cung tăng nhẹ, chủ yếu đến từ các dự án đang mở bán và duy trì hàng tồn, BHS nhận định.
Nghỉ dưỡng thấp tầng tiếp tục trầm lắng
Trong Q2/2024, gần 320 sản phẩm nghỉ dưỡng thấp tầng được đưa ra thị trường, tăng hơn 53% so với Q1/2024 và tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước. Lượng giao dịch trong Q2/2024 khoảng 80 sản phẩm (tăng gấp 2 lần so với quý trước), tỷ lệ hấp thụ 25%. Nguồn cung nghỉ dưỡng thấp tầng sở hữu lâu dài chiếm 72% tổng số nguồn cung ra thị trường.
Nguồn cung sơ cấp nghỉ dưỡng có thời hạn trong Q2/2024 chiếm 28% trong tổng nguồn cung nghỉ dưỡng thấp tầng chủ yếu ở khu vực miền Trung. Lượng giao dịch Q2/2024 chiếm khoảng 10%, thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng. Các chủ đầu tư chưa có động thái ra hàng mới.
Nguồn cung sơ cấp và giao dịch theo quý phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng thấp tầng. |
Thị trường nghỉ dưỡng thấp tầng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh khi cả nguồn cung và lượng giao dịch ghi nhận được đều ở mức rất thấp. Tính chung nửa đầu năm 2024, nguồn cung giảm hơn 45% so với nửa cuối năm 2023. Tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp (23%).
Quý 1/2024, thị trường ghi nhận 01 dự án mở bán mới, phần lớn nguồn cung đến từ hàng tồn kho cũ. Mức giá hầu như không đổi qua các quý. Phân khúc này dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức do vấn đề về vận hành và tổng suất đầu tư cao, tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa được cải thiện.
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao tầng đang có những tín hiệu tốt do được chủ đầu tư đẩy mạnh truyền thông tại các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống và suất đầu tư vừa phải. Nhưng do kinh tế khó khăn, pháp lý vướng mắc, tâm lý khách hàng e ngại chính là 3 nguyên nhân lớn khiến phân khúc nghỉ dưỡng không thể khởi sắc ngay trong năm 2024.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết nguồn cung phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục được cải thiện với nhiều hơn doanh nghiệp "can đảm" ra hàng nhưng với số lượng không đáng kể do thị trường BĐS chung chưa thực sự khởi sắc. Nhiều dự án vẫn phải tạm dừng do gặp khó khăn về pháp lý, dòng tiền. Nguồn cung chủ yếu sẽ là loại hình cao tầng, giá trị dưới 5 tỷ.
Sản phẩm condotel sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng sơ cấp và thứ cấp nhờ tạo ra dòng tiền ổn định với giá trị đầu tư không quá cao. Đặc biệt là được thúc đẩy bởi sự phát triển của ngành du lịch cũng như kỳ vọng về hành lang pháp lý hoàn thiện hơn. Trong khi, phân khúc biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng khả năng tiếp tục phải cạnh tranh với các sản phẩm đang rao bán trên thị trường thứ cấp.