Ngôi đền 'cột mốc' chủ quyền ở biên giới Việt - Trung

15/06/2024 07:39

Đền Xã Tắc (ở Quảng Ninh) không chỉ là một địa danh thu hút khách tham quan du lịch, một địa điểm văn hóa tâm linh, mà còn được coi là một "cột mốc" vững bền khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 1

Đền Xã Tắc tọa lạc tại một vị trí đặc biệt, cạnh bờ sông Ka Long (ranh giới biên giới Việt - Trung), thuộc khu 3 phường Ka Long, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 2

Năm 2005 , di tích Đền Xã Tắc đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Đến năm 2020, ngôi đền này được cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 3

Theo hồ sơ xếp hạng di tích, đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỷ thứ XIV dưới thời nhà Trần để thờ thần Xã Tắc - Bản cảnh thành hoàng của châu Móng Cái xưa.

Tại đây thờ Xã Tắc Đại Vương, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, Cao Sơn Đại Vương, Long thần thổ địa của bản thôn và các vị tiên công của những dòng họ đã có công đến khai khẩn vùng đất này.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 4

Theo lời kể của các cụ cao niên sống quanh khu vực này, trước kia, Đền Xã Tắc được xây dựng tại mép sông Thác Mang với quy mô khá lớn gồm ba gian nhà, mặt quay về hướng Nam, mái lợp ngói âm dương.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 5

Đầu thế kỷ XX, trong một lần bão lớn, Đền bị sạt lở và được nhân dân di chuyển vào trong khu vực Xoáy nguồn với quy mô nhỏ hơn. Trải qua những biến đổi thăng trầm của thời gian, đến nay, đền được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1879.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 6

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, đền bị phá hủy, chỉ còn lại một vài tấm bia và nền móng cũ. Sau năm 1989, đền được phục hồi lại với quy mô nhỏ.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 7

Để đáp ứng mong mỏi của quần chúng nhân dân dân muốn có một cơ sở thờ tự khang trang, quy mô, năm 2009, Đền Xã Tắc đã được UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định cho phép phục hồi và giao cho UBND TP Móng Cái làm chủ đầu tư giai đoạn I và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư giai đoạn II, triển khai dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 8

Đền được xây hai tầng tám mái với những họa tiết hoa văn chạm trổ truyền thống, tinh xảo, mái lợp ngói mũi hài. Hiện nay, Đền Xã Tắc vẫn còn lưu giữ được ba tấm bia cổ có niên đại từ những năm 1879, trên đó có ghi danh những người đã góp công, góp của để trùng tu, xây dựng lại đền.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 9

Đền Xã Tắc là một di tích lịch sử văn hóa có quy mô lớn và lịch sử lâu đời. Đền từng là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh linh thiêng của cư dân Móng Cái và các vùng lân cận.

Hàng năm, tại đền diễn ra 5 ngày lễ chính là ngày 16/1, 2/5, 16/8, 16/12, 18/12 (âm lịch).

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 10

Nằm ở vị trí địa đầu của Tổ quốc, Đền Xã Tắc từng là nơi ghi dấu bao thăng trầm của lịch sử. Nhưng dù ở thời nào, dù bĩ cực hay thái lai, người dân nơi đây vẫn không quên hương khói, phụng thờ.

Ngôi đền cột mốc chủ quyền ở biên giới Việt - Trung - 11

Đền không chỉ là một địa danh thu hút khách tham quan du lịch, một địa điểm văn hóa tâm linh, mà còn trở thành một "cột mốc" vững bền khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Đền ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam nơi biên cương Tổ quốc.

  • Nhiều bí mật gây sốc về cái chết của Marilyn Monroe
    Trong cuốn tiểu sử sắp ra mắt, tác giả Maureen Callahan tiết lộ nhiều bí mật gây sốc xung quanh cái chết của Marilyn Monroe. Một trong số đó là mối quan hệ tình ái giữa huyền thoại Hollywood và hai anh em cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
  • Những ca khúc thấm đẫm tình yêu nước Nga
    Thật không quá khi nói rằng, nước Nga có một vị trí đặc biệt trong tình cảm phần lớn người Việt Nam.
  • Nga: Những biểu tượng văn hóa truyền thống của xứ sở Bạch Dương
    Đến với xứ sở Bạch Dương, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng búp bê Matryoshka và các biểu tượng nổi tiếng được nhiều người biết đến của nước Nga bao gồm cây bạch dương, xe ngựa troika, ấm trà Samovar… Hãy cùng khám phá nguồn gốc cũng như ý nghĩa đặc biệt của những biểu tượng này đối với di sản văn hóa Nga.
  • Ai chở mùa hè của em đi đâu?
    Nhắc thì lại bảo cứ hay hoài cổ, cái gì cũng... ngày xưa, ngày xưa mà như ngày nay thì chả ai gọi ngày xưa vân vân, nhưng quả là, hè về, lại cứ phải nhớ... ngày xưa.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngôi đền 'cột mốc' chủ quyền ở biên giới Việt - Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO