Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm

Thanh Hoàng| 31/08/2024 18:30

Mỗi năm chỉ duy nhất một lần, hôm nay (31/8), cả làng và du khách nhảy xuống đầm lầy chụp bắt cá, tôm thòa thích.

Lễ hội “phá Trằm” Trà Lộc năm 2024 do Ban điều hành Làng Văn hóa Trà Lộc, Quảng Trị tổ chức. Ngày từ sáng, du khách từ khắp nơi đổ về Trà Lộc càng lúc càng đông, lên đến hàng nghìn người.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 1

Sau tiếng trống khai hội của người đứng đầu làng Trà Lộc, hàng trăm người dân mang theo các ngư cụ như: nơm, rớ, lưới, vợt, rổ, rá, oi… lội xuống bùn ra giữa hồ để bắt cá. Hoạt động này không chỉ thu hút thanh niên mà người già, trẻ em và phụ nữ cũng hào hứng tham gia.

Người tham gia lễ hội “Phá trằm” không quan trọng việc bắt được cá hay không, mà chủ yếu tham gia để lấy hên, cầu may mắn.

“Phá trằm” là lễ hội có lịch sử khoảng hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Đây là ngày hội diễn ra một lần duy nhất trong năm và trước khi tổ chức, nước ở trong trằm sẽ được xả cạn. Đồng thời, thông tin “phá trằm” sẽ được thông báo rộng rãi cho mọi người được biết để tham gia.

Trước đây, sau mỗi đợt thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con thường xả hết nước trong trằm để bắt cá làm thực phẩm. Đồng thời, việc xả nước bắt cá nhằm giúp làm sạch lòng hồ, thay thế nguồn nước mới, cải tạo cảnh quan.

Về sau, việc làm này trở thành thông lệ truyền thống và được địa phương quan tâm tổ chức thành lễ hội. Nét độc đáo của lễ hội “Phá trằm” là người tham gia chỉ được phép bắt cá bằng các ngư cụ với phương pháp thủ công, không được sử dụng điện hoặc các phương pháp đánh bắt tận diệt. Quá trình “phá trằm” nếu ai bắt được cá lớn, phải hô lên thật to để động viên và tạo phong trào cho những người khác.

Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy ngập nước rộng khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha. Theo cách gọi của người dân địa phương, “trằm” là bàu nước, hay còn có tên là bàu Giàng. Trằm tọa lạc giữa vùng tiếp giáp đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng.

Đây là nơi hội tụ các mạch luồng, mạch nước từ trong những cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các lạch nhỏ, nhiều cá, đặc biệt cá lóc, rô, diếc… Lễ hội “Phá trằm” là hoạt động truyền thống của làng Trà Lộc đã có từ hàng trăm năm trước. Lễ hội được tổ chức vào trung tuần tháng 8 âm lịch hằng năm nhằm xả nước trong hồ để bắt cá sau khi dân làng đã thu hoạch vụ lúa hè thu.

Ai cũng có thể tham gia, không kể người già, trẻ nhỏ, phụ nữ. Người tham gia chỉ được bắt cá bằng tay với dụng cụ thô sơ, gặp cá to thì có thể mang về, còn cá nhỏ thì phải thả lại trằm.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 2

Dù người dân, du khách tham gia ngày hội rất đông nhưng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong khu vực được đảm bảo tốt.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 3

Người tham gia chỉ được phép bắt cá bằng các ngư cụ với phương pháp thủ công, không được sử dụng điện hoặc các phương pháp đánh bắt tận diệt.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 4Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 5

Mỗi năm hoạt động này chỉ diễn ra đúng một lần sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu. Đây không chỉ là dịp tạo không khí phấn khởi, vui tươi, gắn kết tình làng nghĩa xóm, cố kết cộng đồng mà còn là dịp để người dân kết hợp làm vệ sinh lòng hồ, thay thế nguồn nước mới sạch sẽ hơn, làm cho môi trường được cải thiện, đồng thời thu hút du khách gần xa đến tham quan.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 6

Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy ngập nước rộng khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha.

Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 7Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm - 8

Quá trình “phá trằm” nếu ai bắt được cá lớn, phải hô lên thật to để động viên và tạo phong trào cho những người khác

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/ngay-dau-nghi-le-ca-lang-cung-du-khach-nhay-xuong-dam-lay-chup-ca-tom-c9a81143.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/ngay-dau-nghi-le-ca-lang-cung-du-khach-nhay-xuong-dam-lay-chup-ca-tom-c9a81143.html
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO