Ngày 7/1 năm xưa: Ngày chiến thắng diệt chủng tại Campuchia;Vụ tấn công Charlie Hebdo

Tổng hợp| 07/01/2024 06:00

Ngày 7/1/1979, lực lượng vũ trang tập hợp những người yêu nước dưới ngọn cờ Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, cùng sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.

Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Ngày 7/1/1979, lực lượng vũ trang tập hợp những người yêu nước dưới ngọn cờ Mặt trận Đoàn kết Cứu quốc Campuchia, cùng sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam đã tiến vào giải phóng Phnom Penh, lật đổ chế độ Pol Pot, giải cứu kịp thời hơn 5 triệu nạn nhân của chế độ diệt chủng tàn bạo chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

cam.jpg
Quân Tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Ngày 7/1/1979 còn gọi là ngày chiến thắng diệt chủng tại Campuchia.

Galileo lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh của Sao Mộc

Ngày 7/1/1610, nhà thiên văn Galileo đã có những khám phá chấn động khi khẳng định đã quan sát thấy 4 vệ tin tự nhiên của Sao Mộc thông qua kính viễn vọng, đồng thời ông khẳng định có thể nhìn thấy nhiều ngôi sao hơn mức bình thường bằng mắt thường.

jupiter_and_the_galilean_satellites.jpg
Hình mô phỏng các vệ tinh của Sao Mộc. Ảnh: wiki

Bốn vệ tinh của Sao Mộc, theo Galileo là Ganymede, Callisto, Io và Europa, là những thiên thể đầu tiên được tìm thấy trên quỹ đạo của một hành tinh khác ngoài Trái Đất.

Các quan sát của ông cho thấy tầm quan trọng của kính viễn vọng như một công cụ cho phép các nhà thiên văn học quan sát tốt hơn, qua việc chứng minh rằng có những thiên thể trong không gian không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

galileo-galilei_11zon.jpg
Galileo Galilei. Ảnh: historynet

Việc phát hiện các thiên thể quay quanh một thứ gì đó ngoài Trái Đất đã giáng một đòn nghiêm trọng vào hệ thống Thuyết địa tâm, một lý thuyết từ trước đó có nội dung mọi thứ đều quay quanh Trái Đất.

Khám phá của Galileo đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thiên văn học.

Truyện tranh ‘Tarzan’ ra đời

Ngày 7/1/1929 một trong những bộ truyện tranh hay nhất thế giới là "Tarzan" chính thức ra mắt.

Được viết bởi Edgar Rice Burroughs, một nhà văn viễn tưởng người Mỹ vào năm 1912, ‘Tarzan’ có tựa đề đầy đủ là ‘Tarzan of the Apes’, kể về một nhân vật hư cấu, nguyên mẫu là đứa trẻ hoang dã, là con trai của một lãnh chúa quý tộc và quý bà người Anh, được nuôi dưỡng trong rừng rậm châu Phi bởi loài vượn lớn Magani, lớn lên không biết nói tiếng người.Sau đó, anh trải nghiệm nền văn minh loài người rồi từ chối nó và trở về với thiên nhiên như một nhà thám hiểm anh hùng.

tarzan-strip.gif
Truyện trnh Tarzan năm 1929 do Hal Foster vẽ. Ảnh: Comics World

Tác phẩm được coi là một trong những sáng tạo lâu dài nhất trong tiểu thuyết, tượng trưng cho bản chất nguyên sơ và hoang sơ của loài người.

‘Tarzan of the Apes’ được đăng báo, dựng thành kịch và nhiều loại hình khác nhưng mãi đến năm 1929 mới được chuyển thể thành truyện tranh do họa sĩ Hal Foster vẽ tranh minh họa

Vụ tấn công Charlie Hebdo

Ngày 7/1/2015, hai tay súng có liên hệ với al-Qaeda đã xông vào trụ sở báo Charlie Hebdo ở Paris xả súng và giết chết 12 người để trả thù cho việc tạp chí này đăng hình biếm họa Nhà tiên tri Muhammad.

Ngoài ra, 11 người khác bị thương trong đó có bốn người bị thương rất nặng. Những kẻ tấn công sau đó đã bị cảnh sát tiêu diệt. Nhưng trong diễn biến liên quan sau đó, thêm 1 cảnh sát và bốn con tin ở một siêu thị bị bắn chết.

_116105451_gettyimages-1078753054.jpg
Chân dung các nạn nhân và hiện trường vụ tấn công Charlie Hebdo. Ảnh: CNN

Đây trở thành sự kiện có thương vong lớn nhất tại Pháp kể từ vụ đánh bom chuyến tàu Strasbourg-Paris ngày 18/6/1961 khiến 28 người thiệt mạng.

Charlie Hebdo là tờ báo biếm họa nổi tiếng của Pháp nhưng luôn bị công kích bởi nội dung mà tờ này truyền tải bị đánh giá là đụng chạm đến niềm tin tôn giáo, nhất là Hồi giáo. Tờ báo này trở thành mục tiêu công từ những thành phần cực đoan trên khắp thế giới.

Trong số 5 họa sĩ bị giết chết trong vụ tấn công này có Stéphane Charbonnier, biên tập viên chính là và nhân vật gây nhiều tranh cãi. Năm 2011 Charbonnier từng cho xuất bản các bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad khiến cộng đồng Hồi giáo nổi giận, ông phải sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát.

Bốn ngày sau khi ông qua đời, một cuộc biểu tình có sự tham gia của 2 triệu người ở Paris với khẩu hiệu "Je suis Charlie" ("Tôi là Charlie"). Bất chấp vụ tấn công, Charlie Hebdo tuyên bố vẫn phát hành số tiếp theo vào ngày 14/1/2015. Trên trang chính thức, bên dưới dòng chữ "Je suis Charlie"

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 7/1 năm xưa: Ngày chiến thắng diệt chủng tại Campuchia;Vụ tấn công Charlie Hebdo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO