Ngày 4/2 năm xưa: Ngày thế giới phòng chống Ung thư; Facebook ra đời

Tổng hợp| 04/02/2024 06:00

Ngày 4 tháng 2 hằng năm được Liên Minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế (UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất là Ngày thế giới phòng, chống bệnh Ung thư (International Cancer day). Cũng vào ngày này năm 2004, TheFacebook.com ra đời, khởi đầu của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Ngày thế giới phòng chống Ung thư

Ngày thế giới phòng, chống bệnh Ung thư (World Cancer day) được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 hằng năm do Liên Minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế (UICC) và Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất làm ngày lễ quốc tế để hỗ trợ các mục tiêu của Tuyên bố Ung thư thế giới năm 2008, nhằm cách nâng cao nhận thức, dự phòng, phát hiện sớm, điều trị tốt hơn bệnh ung thư.

copia-de-dia-mundial-contra-el-cancer.png
Mỗi năm có 20 triệu ca mắc mới và khoảng 10 triệu người chết vì ung thư

Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế điều hành tổ chức ngày Thế giới Phòng chống Ung thư, với sự tham gia của khoảng 300 tổ chức tại 86 quốc gia. Cho đến nay, trọng tâm của ngày này là công tác phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư ở trẻ em.

Vào ngày Thế giới Phòng chống Ung thư năm 2010, người đoạt giải Nobel về y học Harald zur Hausen khởi xướng việc nâng cao ý thức của người dân toàn cầu, và đề nghị cha mẹ và ông bà trên thế giới nên nêu gương sống lành mạnh cho trẻ em và các cháu: "Lối sống sẽ góp phần đáng kể vào việc mà bạn và con bạn được khỏe mạnh. Ai sống phóng túng, nguy hiểm, không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình, mà còn của con trẻ của mình... Một sự thay đổi lối sống lâu dài là có thể ngăn chặn khoảng một nửa trong số tất cả các bệnh ung thư".

Ung thư là vấn đề sức khỏe quan trọng nhất, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới với khoảng 20 triệu ca mới mắc và gần 10 triệu người tử vong hằng năm.

runcie-c.w.-chidebe-executive-director-project-pink-blue-leading-the-2017-world-cancer-day-walk-in-abuja.-photo_blaise-itodo-e1580838691997.jpg
WHO nói ung thư có thể phòng ngừa bằng các biện pháp tầm soát, sàng lọc sớm. Ảnh: WHO

Trong một so sánh tổng thể, cứ 4 người chết thì có một người chết vì bệnh có bướu. Nam giới thường mắc bệnh ung thư phổi và phế quản và ung thư tuyến tiền liệt, ở nữ giới, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất, tiếp theo là ung thư phổi và phế quản.

Xu hướng này đang ngày càng tăng. Các chuyên gia ước tính rằng vào năm 2030, mỗi năm có khoảng 26 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới và 17 triệu người sẽ chết.

Tuy nhiên, hơn 40% số ca tử vong liên quan đến ung thư có thể phòng ngừa bằng cách sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm, giảm các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, béo phì, lười vận động, rượu bia, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, ánh nắng mặt trời, chất gây ung thư nghề nghiệp và bức xạ.

Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư như ung thư gan và ung thư cổ tử cung cũng có thể dự phòng hiệu quả thông qua việc tiêm vắc xin chống lại vi rút viêm gan B và HPV.

​-Facebook ra đời

Ngày 4/2/2004, Facebook ra đời với tên gọi TheFacebook.com, khởi đầu của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Harvard Mark Zuckerberg đã viết một chương trình gọi là "Facemash" vào năm 2003. Mạng xã hội này được tạo ra với mục đích là để cập nhật “thư mục thông tin cho sinh viên đại học”. Các sinh viên Đại học Harvard có thể đăng ảnh của chính họ và thông tin cá nhân về mình. Mạng xã hội này nhanh chóng lan toả đến các trường danh tiếng khác.

photo-1-1675418493962203444265_11zon.jpg
Mark Zuckerberg bắt đầu với Facebook khi mới là sinh viên năm thứ 2. Ảnh: Facebook

Facemash đã thu hút 450 lượt truy cập và 22.000 lượt xem ảnh trong bốn giờ đầu tiên trên mạng. Đến tháng 6/2004, hơn 250.000 sinh viên từ 34 trường đã đăng ký.

Lấy cảm hứng từ một bình luận về nỗ lực xây dựng “Facemash”, Mark Zuckerberg cùng với những người bạn ở Harvard là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes đã thành lập Faceboo với tên gọi TheFacebook.com, khởi đầu của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Năm 2005 là một năm quan trọng đối với công ty. Tên gọi ban đầu đã có chút thay đổi. Gã khổng lồ truyền thông xã hội cắt chữ “the” để tên gọi đơn giản hơn. Facebook cũng giới thiệu ý tưởng “gắn thẻ” mọi người trong các bức ảnh được đăng lên trang.

markzuckerberg_final-dcd1c3a987b54c029307555386c19dcd.png
Mark Zuckerberg đã biến Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, có giá trị thị trường gần 500 tỷ USD Mỹ tính đến tháng 7 năm 2022. Ảnh: Facebook

Đến năm 2006, ngoài sinh viên đại học, bất kỳ ai trên 13 tuổi cũng sẽ được đăng ký sử dụng Facebook. Kiểu tương tác bằng nút “Like” thu hút nhiều công ty sử dụng mạng xã hội này để marketing và quảng cáo.

Vào tháng 2/2012, Facebook đã nộp đơn xin trở thành công ty đại chúng. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 đã huy động được 16 tỷ USD, mang lại cho Facebook giá trị thị trường là 102,4 tỷ USD.

Theo cuộc phỏng vấn của Mark Zuckerberg với Business Insider vào năm 2016, anh chỉ mất 2 tuần để phát triển phiên bản đầu tiên của Facebook, chỉ hai tuần để xây dựng một nền tảng mà sau này thu hút hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới, thống trị internet.

Meta Platforms, công ty mẹ đã đổi tên thương hiệu, có giá trị thị trường gần 500 tỷ USD Mỹ tính đến tháng 7 năm 2022, theo Statista.

-Quân nhân cuối cùng sót lại từ Thế chiến I qua đời

Ngày 4/2/2012, nữ quân nhân người Anh Florence Green, cựu chiến binh cuối cùng còn sống sót trong Thế chiến thứ nhất, qua đời ở tuổi 110.

florence-green-2010_11zon.jpg
Florence Green trong lần sinh nhật thứ 109. Ảnh: Britannica

Florence Green sinh ngày 19/2/1901 tại London. Bà gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia Nữ (WRAF) mới thành lập vào ngày 13/9/1918, ở tuổi 17 và được phân công làm quản lý trong phòng ăn của sĩ quan tại sân bay Marham và Narborough ở Norfolk, Anh.

Trước chiến tranh, công việc này thường do nam giới đảm nhiệm, nhưng nhu cầu về nam giới trong vai trò chiến đấu đã mở ra nhiều công việc như vậy cho phụ nữ. Chiến tranh kết thúc chưa đầy hai tháng sau khi cô nhập ngũ, nhưng cô vẫn ở lại phục vụ WRAF cho đến năm 1919.

florencegreen-3.jpg
Bức ảnh hiếm hoi về Florence Green khi phục vụ WRAF, năm  1918. Ảnh: Britannica

Cô kết hôn với Walter Green, một phu khuân vác đường sắt năm 1920, và sống lặng lẽ ở King's Lynn, Norfolk.

Florence Green chưa bao giờ quan tâm đến thân thế một cựu chiến binh của mình. Mọi việc chỉ được biết đến vào năm 2008 khi một nhà nghiên cứu lão khoa tại Anh tình cờ tìm thấy hồ sơ phục của bà trong Cơ quan Lưu trữ Quốc khi tìm hiểu về đời sống của những người lớn tuổi, khi đó bà đã 107 tuổi, là người lớn tuổi nhất nhì của Anh.

florencegreen_11zon.jpg
Bà Florence Green cũng là một trong những phụ nữ thọ nhất nước Anh. Ảnh: Daily Mail

Hồ sơ của bà đã chính thức được xác nhận và vào tháng 1/2010 và được công nhận là cựu chiến binh chính thức của Thế chiến I.

Năm 2011 Green trở thành cựu chiến binh cuối cùng còn sống sót trong cuộc chiến sau cái chết của Frank Buckles người Mỹ vào tháng 2 và Claude Choules người Úc vào tháng 5 cùng năm.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 4/2 năm xưa: Ngày thế giới phòng chống Ung thư; Facebook ra đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO