Ngày 14/4 năm xưa: Thảm họa Titanic - sự khởi đầu và kết thúc của 'thành phố không bao giờ chìm'

Bình An (tổng hợp)| 14/04/2024 06:00

Ngày 14/4/1912, thảm họa hàng hải lớn nhất lịch sử diễn ta ở Đại Tây Dương khi con tàu xa hoa Titanic đâm vào tảng băng trôi khiến hơn 1500 người thiệt mạng

Con tàu xa hoa, ‘thành phố không bao giờ chìm’

Titanic tên chính thức là RMS Titanic (RMS - Royal Mail Ship), là chiếc tàu vượt đại dương chở khách chạy bằng động cơ hơi nước. Tàu được đóng năm 1909 tại xưởng tàu Harland and Wolff ở Belfast. Tàu được thiết kế để cạnh tranh với những chiếc tàu sang trọng và có tốc độ nhanh thời đó như Lusitania và Mauretania.

construction-shipyard-olympic-titanic-harland-and-wolff_11zon.jpeg
Tàu Titanic được đóng tại xưởng Harland and Wolff ở Belfast (Bắc Ireland). Ảnh: Britannica

Là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất lúc đó, Titanic được hạ thủy năm 1912 mang theo tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của hãng vận tải biển The White Star Line.

titanic_11zon.jpeg
Tham vọng của Titanic là thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương. Ảnh: Britannica

Titanic được coi là một đỉnh cao của kiến trúc và công nghệ hàng hải. Tạp chí The Shipbuilder ca ngợi là " thành phố không bao giờ chìm". Titanic dài 269m, rộng 28m ở sườn ngang, chiều cao từ mặt nước tới boong tàu là 18m. Tổng trọng lượng đăng ký là 46.328 tấn có thể chở tổng cộng 3.547 người gồm cả thủy thủ đoàn.

dining-saloon-titanic_11zon.jpeg
Nội thất xa xỉ của Titanic

Ở thời đó, Titanic là chiếc tàu xa hoa và lộng lẫy nhất. Các phòng hạng nhất được ốp bằng gỗ chạm khắc tỉ mỉ, đồ đạc đắt tiền và các trang trí sang trọng.

grand-staircase-titanic_11zon.jpeg
Cầu thang ở đại sảnh khoang hạng nhất được mạ vàng

Các phòng hạng hai và hạng ba có lẽ cũng được xếp hàng sang trọng so với những phòng đồng hạng trên các con tàu khác thời ấy.

first-class-lounge-titanic_11zon.jpeg

Nơi được trang trí đẹp nhất trong nội thất con tàu chắc chắn là cầu thang khu vực hạng nhất với các phiến gỗ sồi và có lan can mạ vàng. Sảnh chờ hạng nhất trên tàu trang trí theo phong cách Louis XVI. Ngay cả phòng hút thuốc cho khách cũng xa xỉ như một cung điện.

Chuyến đi bi thảm

Ngày 10/4/1912, chuyến khởi hành đầu tiên xuất phát từ cảng Southampton (Anh), dự kiến tới New York (Mỹ), giới thượng lưu khi ấy phải bỏ ra khoảng 4.350 USD cho một vé ở khoang hạng nhất.

titanic-southampton-england-april-10-1912_11zon.jpeg
Titanic tại cảng Southampton chuẩn bị khởi hành chuyến đầu tiên. Ảnh: Britannica

Có 2240 người trên tàu được chỉ huy bởi Edward J. Smith, người được mệnh danh là “Thuyền trưởng triệu phú” vì ông có duyên điều khiển tàu chở toàn những khách giàu có bậc nhất. Trên tàu Titanic khi đó có nhiều nhân vật nổi tiếng: doanh nhân người Mỹ Benjamin Guggenheim, nhà báo người Anh William Thomas Stead, người đồng sở hữu hệ thống cửa hàng bách hóa Macy's Isidor Straus v.v.

edward-j-smith-titanic_11zon.jpeg
“Thuyền trưởng triệu phú” Edward J. Smith. Ảnh: Britannica

Trong suốt phần lớn hành trình, các nhân viên điều hành trên tàu là Jack Phillips và Harold Bride đã nhận được những cảnh báo về tảng băng trôi.

Tối Chủ nhật 14/ 4, nhiệt độ hạ xuống gần mức đóng băng và biển hoàn toàn yên tĩnh. Thuyền trưởng Smith thay đổi hướng đi một chút để tiến xuống phía nam. Vận tốc duy trì là khoảng 22 hải lý/giờ.

2-1687322567216_11zon.jpeg
Chuyến đi đầu tiên cũng là cuối cùng của Titanic. Ảnh: Britannica

Vào lúc 21h30, một báo cáo khác về rất nhiều núi băng lớn trên đường đi của Titanic được Jack Phillips và Harold Bride nhận trong phòng radio, lần này từ chiếc Mesaba, nhưng báo cáo này cũng không được chuyển tới thuyền trưởng

Lúc 23h39 khi đang chạy phía nam Grand Banks tại Newfoundland, nhân viên gác Frederick Fleet và Reginald Lee nhận thấy một khối đen sì ở phía trước. Đó chính là núi băng trôi và con tàu đang hướng về phía nó. Họ nhanh chóng rung chuông ba lần và gọi điện thoại lên phòng thuyền trưởng.

titanic-iceberg-2-red-paint-nasa_11zon.jpg
Tảng băng  khổng lồ khiến Titanic gặp nạn, do trưởng bộ phận tiếp tân Prinz Adalbert đi trên một con tàu khác chụp được. 

Tàu Titanic đã lách được một chút. Nhưng đã quá muộn rồi, con tàu va chạm một cú chí tử, chính xác 27 giây sau khi kíp trực thông báo về núi băng. Mạn phải tàu đâm vào núi băng, cong oằn nhiều chỗ và khiến các đinh tán phía dưới mực nước biển bắn tung ra, khiến sáu khoang bắt đầu bị tràn nước.

Thuyền trưởng Smith, được thông báo về cú va chạm, ra lệnh "dừng toàn bộ" ngay khi lên tới khoang thuyền trưởng. Lúc 00:05 sáng, 25 phút sau vụ va chạm, thuyền trưởng Smith ra lệnh chuẩn bị tất cả thuyền cứu sinh. Ban đầu, hành khách chần chừ không muốn rời con tàu Titanic vẫn đang có vẻ rất an toàn.

survivors-sinking-huddle-ocean-waters-ship-lifeboats_11zon.jpeg
Xuồng cứu sinh được thả xuống biển đã cứu vớt nhiều người. Ảnh: Britannica

Khi nhận thấy không thể cứu vãn, Smith đã ra lệnh thả các thuyền cứu sinh mới chỉ đầy một nửa xuống với hy vọng rằng những chiếc thuyền này sẽ quay lại để cứu vớt những người còn đang nổi trên mặt nước

Nhát đâm vào sườn và sức căng quá mức do nước dồn quá nhiều về một phía khiến Titanic gãy ra thành hai mảnh lớn, tại khoảng giữa ống khói thứ hai và thứ ba, và phần mũi tàu chìm ngập hoàn toàn dưới nước. Do phía đầu chìm xuống, phần đuôi vểnh lên, cho tới khi hoàn toàn thẳng đứng, đuôi tách ra và nổi trên mặt nước.

Khi con tàu nghiêng rõ rệt, các chân vịt của con tàu bắt đầu nhô lên khỏi mặt nước; nước chầm chậm ngấm qua các cửa sập trên phòng thuyền trưởng tràn vào boong phía trước.

sinking-illustration-titanic_11zon.jpeg
Tranh vẽ cuộc cứu hộ bi thảm tàu Titanic

Hai giờ sau khi Titanic đắm, chiếc RMS Carpathia do thuyền trưởng Arthur Henry Rostron chỉ huy, tới nơi và kéo chiếc thuyền cứu sinh đầu tiên lên. Trong những giờ tiếp sau, những người còn sống sót tiếp tục được cứu.

Trên boong tàu Carpathia, một lễ tưởng niệm cho những người thiệt mạng được tổ chức ngắn gọn, vào lúc 8h50 Carpathia tiếp tục hành trình tới New York và cập bến ngày 18/4 4. Khi số lượng người thiệt mạng được xác minh, White Star Line thuê chiếc tàu MacKay-Bennett tới vớt xác các nạn nhân.

survivors-carpathia-april-1912_11zon.jpeg
Các nạn nhân sống sót được vớt lên tàu Carpathia trên đường đi tiếp đến New York. Ảnh: Britannica

Có khoảng 1.500 người đã thiệt mạng khi con tàu chìm. Theo ủy ban điều tra vụ chìm tàu ​​của Mỹ là 1.517 người đã thiệt mạng còn Anh cho rằng 1.503 người chết.

Yên nghỉ dưới đại dương

Đã hơn 1 thế kỷ trôi qua kể từ ngày Titanic vĩnh viễn ngủ yên trong lòng Đại Tây Dương ở độ sâu hơn 3.800m, người ta vẫn không thôi nhắc về "con tàu định mệnh".

5-1687322794651_11zon.jpeg
Các nhà khoa học thám hiểm xác tàu Titanic 

Mãi đến năm 1985, "đống đổ nát" dưới đáy đại dương mãi không được tìm thấy khi một nhóm các nhà khoa học do nhà hải dương học Robert Ballard dẫn đoàn, lần đầu phát hiện được vị trí con tàu đắm dưới bề mặt Đại Tây Dương. Do không thể trục vớt, Titanic trở thành nghĩa trang lớn nhất dưới đáy đại dương với hơn 1500 ‘mộ phần’.

newspaper-boy-titanic-sinking-1912_11zon.jpeg
Tin tức về tàu Titanic khiến báo bán chạy như tôm tươi tại Mỹ và Anh. Ảnh: Britannica

Rất nhiều kỷ vật từ tàu Titanic trở thành những món đồ đấu giá đắt tiền. Hộp xì gà của thuyền trưởng Smith được bán đấu giá 40.000 USD tại thành phố Liverpool, Anh năm 2012. Hình ảnh tảng băng khiến Titanic gặp nạn cũng được bán với giá 100.000 USD.

people-newspaper-bulletin-boards-information-sinking-titanic-april-1912_11zon.jpeg
Người dân tụ tập ở tòa soạn báo New York American để hóng tin về Titanic

Bức ảnh này do trưởng bộ phận tiếp tân Prinz Adalbert đi trên một con tàu khác ngang qua khu vực tàu Titanic bị nạn chụp ngày 16/4/1912, tác giả vào thời điểm chụp đã không hề biết về thảm kịch vừa xảy ra trước đó.

Chìa khóa khoang hạng nhất của Edmund Stone, một trong những thành viên thủy thủ đoàn cũng được bán đấu giá năm 2008 với giá 135.000 USD.

Ngoài kỷ vật, các tour tham quan xác tàu Titanic cũng đắt khách. Một công ty tại Anh đã thiết kế chương trình lặn biển và tham quan xác tàu Titanic với giá 60.000 USD/người.

only-one-could-survive-james-cameron-finally-reveals-why-rose-didnt-save-jack-in-titanic-gives-scientific-reason_11zon.jpeg
Phân cảnh nổi tiếng nhất của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong phim Titanic của James Cameron đạo diễn 

Vụ đắm tàu Titanic đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn tiểu thuyết và bối cảnh của rất nhiều bộ phim nhựa, phim truyền hình. Bộ phim được xem nhiều nhất là ‘Titanic’ năm 1997, của đạo diễn bởi James Cameron với hai vai diễn chính của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet. Titanic là phim có doanh thu cao bậc nhất trong lịch sử, giành 11/14 giải Oscar.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 14/4 năm xưa: Thảm họa Titanic - sự khởi đầu và kết thúc của 'thành phố không bao giờ chìm'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO