Ngày 12/2 năm xưa: Ngày Tay đỏ quốc tế, chống sử dụng binh sĩ trẻ em

Tổng hợp| 12/02/2024 06:00

Ngày 12/2 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ trẻ em (International Day against the Use of Child Soldiers) hay còn gọi là Ngày tay đỏ (Red Hand Day), với thông điệp gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị quan tâm đến số phận trẻ em bị trưng dụng vào các cuộc xung đột vũ trang.

-Ngày Tay đỏ (Ngày Quốc tế chống sử dụng binh sĩ trẻ em)

Ngày 12/2 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế chống sử dụng Binh sĩ trẻ em (International Day against the Use of Child Soldiers) hay còn gọi là Ngày tay đỏ (Red Hand Day), với thông điệp được gửi đến các nhà lãnh đạo chính trị và các sự kiện được tổ chức trên toàn thế giới quan tâm đến số phận của những trẻ em bị ‘bắt lính’, bị trưng dung phục vụ nhiệm vụ quân sự, xung đột vũ trang.

red_hand_day_-_kinder_sind_keine_soldaten_11zon.jpg
Dấu lăn tay đỏ cổ động cho Ngày Tay đỏ quốc tế tại Đức năm 2012. Ảnh: Bunz

Ngày Tay đỏ được khởi xướng vào năm 2002 khi "Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về Quyền trẻ em về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang" (Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the Involvement of Children in Armed Conflict) có hiệu lực vào ngày 12/2/2002. Biên bản này đã được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 5/2000 và hiện nay đã có chữ ký của hơn 100 quốc gia khác nhau.

1-use-of-child-soldiers-1200x834.jpg
Nhiều trẻ em bị bắt làm binh sĩ trong các cuộc xung độ vũ trang tại châu Phi. Ảnh: CNN

Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động chống lại việc sử dụng trẻ em làm binh sĩ, như là Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ chức Ân xá Quốc tế, Terre des Hommes hoặc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Tại nhiều quốc gia: Rwanda, Uganda, CHDC Congo, Sierra Leon, Colombia… tình trạng sử dụng trẻ em làm binh sĩ khá phổ biến do thương xuyên xung đột vũ trang, nội chiến.

-Thảm sát Phong Nhất – Phong Nhị

Ngày 12/1968 vụ thảm sát Phong Nhất, Phong Nhị tại khu vực làng Phong Nhất và Phong Nhị (nay thuộc phường Điện An, TX.Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Sáng mùng 4 tháng Giêng năm Mậu Thân (12/2/1968), người dân các làng Phong Nhất, Phong Nhị tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo và súng máy. Sau đó, lính Hàn Quốc đã sát hại dã man người dân tại đây.

02_ixcb.jpg
Một trong những nơi tìm thấy nhiều xác trẻ em và phụ nữ. Ảnh: Koh Kyoung Tae

Có 74 người dân làng vô tội, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong cuộc thảm sát. Đơn vị gây ra tội ác chiến tranh này là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số 2 của Hàn Quốc.

Tháng 2/2023, Tòa án quận trung tâm Seoul phán quyết yêu cầu chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho bà Nguyễn Thị Thanh, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát tại làng Phong Nhị vào năm 1968. Đây là lần đầu tiên một tòa án tại Hàn Quốc thừa nhận trách nhiệm của nước này trong việc bồi thường cho nạn nhân của vụ thảm sát làng Phong Nhị.

14_xdrc.jpg
Bia tưởng niệm thảm xát Phong Nhất - Phong Nhị tại Điện Bàn. 

Ngày 9/2/2023, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời báo chí về đánh giá của Việt Nam đối với phán quyết của Tòa án Seoul (Hàn Quốc) yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc bồi thường cho nạn nhân vụ thảm sát tại làng Phong Nhất, Phong Nhị (tỉnh Quảng Nam), Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định, vụ thảm sát nói trên là một trong nhiều vụ thảm sát mà quân đội nước ngoài gây ra cho công dân các địa phương Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20.

-Kiệt tác hội họa ‘Tiếng thét’ (The Scream) bị đánh cắp

Ngày 11/2/1994, kẻ trộm đột nhập vào Phòng trưng bày quốc gia Na Uy ở Oslo và đánh cắp bức tranh nổi tiếng ‘Tiếng thét’ (The Scream) của danh họa Edvard Munch. Vụ trộm lập tức gây chấn động Na Uy và toàn thế giới.

telemmglpict000005538501_16923638100230_trans_nvbqzqnjv4bq5aky6kltchdyq3tvty_32cueenhxmpq1zmpochfg3qq.jpeg
Kiệt tác 'Tiếng thét' (The Scrream) của Edvard Munch. Ảnh: Telegraph

The Scream là tác phẩm do họa sĩ người Na Uy Edvard Munch vẽ vào năm 1893. Khuôn mặt đau đớn trong bức họa là một trong những hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng nhất, được coi là biểu trưng cho nỗi lo lắng của thân phận làm người. Các tác phẩm của Munch, bao gồm The Scream, có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào Biểu hiện.

Cảnh sát nhanh chóng vào cuộc điều tra và tập trung sự chú ý vào Pal Enger, một…cựu cầu thủ chuyên nghiệp và vừa ra tù vì tội trộm cắp tranh.

Pal Enger sinh ra tại khu phố Tveita khét tiếng ở Oslo, nơi mà các đứa trẻ nếu không học hành để thoát khỏi bùn lầy tội lỗi thì chỉ có cách chơi thể thao để đổi đời, bằng không chi có con đường…phạm tội.

r0_0_2150_1500_w2150_h1500_fmax.jpg
Từ bỏ sự nghiệp cầu thủ đầy hứa hẹn, Pal Enger trở thành đạo chích chuyên nghiệp. Ảnh: CNN

Năm 1985, ở tuổi 18, Pal Enger có màn ra mắt bóng đá chuyên nghiệp trong màu áo Valerenga, một CLB có tiếng của Na Uy. Dù có tài và tương lai rộng mở nhưng Pal Enger không thoát khỏi đời sống đầy mưu toan tội lỗi. Ông bỏ nghiệp cầu thủ và theo đường trộm cắp.

Năm 1988, Pal Enger ấp ủ kế hoạch đánh cắp The Scream cùng với một đồng bọn, nhưng âm mưu đã thất bại theo cách khó tin. Họ trộm nhầm bức tranh The Vampire của Munch, rao bán và bị cảnh sát bắt giữ. Trong 4 năm ngồi tù, Enger vẫn không từ bỏ ý định đánh cắp The Scream.

Rạng sáng ngày 12/2/1994, khi hầu hết lực lượng cảnh sát Oslo đã tập trung bảo vệ an ninh cho Thế vận hội Mùa đông diễn ra tại Lillehammer, Enger cùng đồng phạm bắc thang vào Phòng trưng bày Quốc gia, phá cửa sổ, lấy trộm bức tranh và để lại một mảnh giấy ghi 'cảm ơn vì an ninh kém'. Tất cả diễn ra trong vòng 50 giây.

Sau đó ít lâu, một đồng phạm của Enger liên hệ với giới buôn tranh Na Uy để tìm cách bán bức The Scream và nhanh chóng rơi vào bẫy của cảnh sát. Ba tháng sau vụ trộm, cảnh sát thu hồi bức tranh, Enger là người duy nhất bị tuyên 6 năm 3 tháng tù giam vào năm 1996.

Pal Enger ra tù năm 2002 và tham vọng trở thành…họa sĩ. Ông cũng là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu The Man Who Stole the Scream, kể về vụ trộm do mình gây ra.

-Tuyên bố chung giữ Giáo hoàng Francis và Thượng phụ Kirill

Ngày 12/2/2016 tại La Habana (Cuba) đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Đức Giáo hoàng Francis của Giáo hội Công giáo và Đức Thượng phụ Kirill của Moskva thuộc Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương đã ra tuyên bố chung.

hgusonfclnngzd7dxeoc3qgrem.jpg
Giáo hoàng Francis  và Thượng phụ Kirill tại La Habana năm 2016. Ảnh: Reuters

Kể từ sau cuộc ly giáo Đông – Tây năm 1054, đây là lần thứ hai hai nhánh lớn và gần gũi nhất của Kito giáo gặp gỡ nhau, trong tinh thần đại kết. Trước đó vào năm 1964, cuộc gặp gỡ đầu tiên sau gần 1000 năm ly giáo giữa Giáo hoàng Paul VI và Thượng phụ Đại kết Constantinople, Đức Athenagoras - đã diễn ra tại Jerusalem.

Cuộc gặp tại La Habana 2016 mang tính tích lịch sử và biểu tượng cao, thúc đẩy sự hòa giải và hiệp nhất Kito giáo. Trong cuộc gặp này, hai bên đã ra tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo giáo hội gồm 30 điểm về việc chấm dứt cuộc đàn áp của các Kitô hữu tại Trung Đông và cuộc chiến tranh trong khu vực.

_88252117_88252116.jpg
Trao tuyên bố chung 30 điểm giữa hai giáo hội lớn và gần gũi nhất của Kito giáo. Ảnh: Vaticannews

Tuyên bố cũng bày tỏ hy vọng của họ rằng cuộc gặp mặt sẽ góp phần vào việc tái lập sự hiệp nhất Kitô giáo giữa hai giáo hội. Một loạt các vấn đề khác được đề cập: chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa tiêu thụ, người di cư và tị nạn, tầm quan trọng của gia đình, hôn nhân, mối quan tâm liên quan đến phá thai và an tử.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 12/2 năm xưa: Ngày Tay đỏ quốc tế, chống sử dụng binh sĩ trẻ em
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO