Ngày 12/1 năm xưa: Động đất kinh hoàng tại Haiti

Tổng hợp| 12/01/2024 06:00

Lúc 16h53 ngày 12/1/2010, một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã tàn phá quốc gia nghèo khổ Haiti, khiến hơn 200.000 người chết và khiến hơn 1.000.000 người mất nhà cửa. 10 năm sau thảm họa,nhiều công trình vẫn nguyên vẹn đổ nát.

Tin nhắn vô tuyến đầu tiên gửi từ Tháp Eiffel ở Paris.

Vào ngày 12 tháng 1, nhà phát thanh tiên phong người Pháp Gustaf Ferrier đã thực hiện thành công cuộc liên lạc vô tuyến đường dài đầu tiên từ Tháp Eiffel, qua đó thuyết phục Quân đội Pháp về lợi ích của liên lạc vô tuyến và đảm bảo rằng Tháp Eiffel sẽ không bị phá bỏ như dự định ban đầu.

Sau khi được xây dựng, Tháp Eiffel đóng vai trò là địa điểm thử nghiệm nghiên cứu thời tiết, chuyến bay được cung cấp năng lượng và cuối cùng là liên lạc vô tuyến. Tất cả các lĩnh vực này đều đạt được thành công, nhưng chính lĩnh vực công nghệ vô tuyến mới nổi cuối cùng đã cứu được công trình.

123559-untitled-design-1.jpg

Vào thời điểm đó, các nhà chức trách quân sự bị thu hút bởi tiềm năng của công nghệ vô tuyến mới chớm nở. Đại úy Gustav Ferrier của Quân đoàn Kỹ thuật Lục quân được giao nhiệm vụ nghiên cứu.

Ferrier thực hiện công việc của mình từ một căn lều gỗ dưới chân cột phía nam của tòa tháp. Từ đó, ông và một nhóm nhỏ các chuyên gia bắt đầu liên lạc vô tuyến với nhiều pháo đài khác nhau quanh Paris.

Trong vòng một năm, Ferrier đã thiết lập được liên lạc với các pháo đài phía đông cách xa tới bốn trăm km hoặc hai trăm năm mươi dặm. Một thời gian sau, Ferrier nâng cấp kỹ thuật và liên lạc được với một căn cứ hải quân đặt tại Tunisia.

Ngày 12/1/1908, Ferrier đã liên lạc đường dài bằng cách truyền một thông điệp vô tuyến tới một cơ sở quân sự cách đó hàng ngàn km. Bước đột phá này là quá đủ để thuyết phục Quân đội Pháp về tầm quan trọng của liên lạc vô tuyến và chiến tranh hiện đại.

Kể từ đó trở đi, tòa tháp tiếp tục đóng vai trò là máy phát và thu sóng vô tuyến. Tầm nhìn của Gustave I Fell và sự sáng chói của Gustave Ferrier đã đảm bảo sự tồn tại của tòa tháp

Muhammad Ali từ chối đến Việt Nam tham chiến

Ngày 12/1/1967, Hội đồng quân dịch Louisville bang Kentucky từ chối miễn trừ nhập ngũ cho võ sĩ Muhammad Ali. Đáp lại, võ sĩ huyền thoại này cũng tuyên bố từ chối nhập ngũ bằng tuyên bố: “kẻ thù của tôi là bọn da trắng phân biệt chủng tộc, không phải Việt Công, Trung Quốc hay Nhật Bản, họ chẳng bao giờ gọi tôi là ‘mọi đen’ cả’.

Ali đã đăng ký nhập ngũ vào quân đội Hoa Kỳ vào ngày sinh nhật thứ 18 của mình và được xếp vào danh sách 1-A, nhưng sau đó được phân loại lại thành Loại 1-Y (chỉ phù hợp để phục vụ trong trường hợp khẩn cấp quốc gia). Hơn nữa, khả năng đọc, viết của ông có vấn đề vì không được học hành tử tế từ nhỏ.

f0d7bc85-ab14-415e-885d-5484b5965de0-lcj1brd_06-09-2018_ky_1_a001__2018_06_08_img_ali__2__3_1_m5m53ddq_l1235730076_img_ali__2__3_1_m5m53ddq_11zon.jpeg
'Kẻ thù của tôi là bọn da trắng phân biệt chủng tộc, không phải Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản, họ chẳng bao giờ gọi tôi là ‘mọi đen’ cả’.' Ảnh: Cincinati Enquirer

Đến đầu năm 1966, quân đội hạ thấp tiêu chuẩn tuyển quân và Ali một lần nữa được xếp vào loại 1 –A, nghĩa là đủ tiêu chuẩn nhập ngũ, vào thời điểm Hoa Kỳ tham gia vào Chiến tranh Việt Nam và bản thân Ali là người phản đối gay gắt.

Thời điểm đó ông cũng là một võ sĩ có tiếng, liền gửi một bức thư đánh máy đến Hội đồng quân dịch Louisville nói rõ quan điểm phản chiến của mình và đề nghị được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Hội đồng trên đã trở lời bác bỏ yêu cầu và không có bất cứ ngoại lệ nào với nghĩa vụ quốc gia.

82-40ace_11zon.jpg
Lá thư của Ali đề nghị được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh: politico

Ali vẫn từ chối và không xuất hiện trong buổi nhập ngũ, không bước ra khi tên được xướng lên, và…bị bắt. Ngày 20 tháng 6 năm 1967, bồi thẩm đoàn tuyên bố Ali có tội chỉ sau 21 phút nghị án và bị tuyên mức án 5 năm tù, bị phạt 10.000 đô la, bị cấm thi đấu quyền anh trong 3 năm, bị tước bỏ những danh hiệu thi đấu thể thao

Năm 1971 Tòa án Tối cao Mỹ đã chính thức đưa ra phán quyết xóa bỏ mọi cáo buộc đối với Ali.

-Kẻ ám sát Giáo hoàng John Paul II được trả tự do

Ngày 12/1/2006 Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho Mehmet Ali Ağca sau khi ông này ngồi tù 25 năm vì bắn Giáo hoàng John Paul II

Ağca sinh ra ở Malatya (Thổ Nhĩ Kỳ), được cho là có tài văn chương từ nhỏ nhưng cũng sớm dính líu đến tội phạm. Ông bị ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ từ rất sớm và đã gia nhập ‘Grey Wolves’ (Sói bạc), là một nhóm tiêu biểu cho chủ nghĩa trên.

0-in2aozkv1smkaera.jpg
Giáo hoàng John Paul II vào tù thăm Ali Agca. Ảnh: historynet

Theo lệnh của tổ chức, Agca có nhiệm vụ sát hạt nhà báo Abdi İpekçi và bị kết án tù chung thân. Sau đó, ông ta vượt ngục và trốn qua nhiều nước trước khi dùng hộ chiếu giả để đến Ý, với một nhiệm vụ nặng nề hơn: ám sát Giáo hoàng John Paul II.

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ağca bắn Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường ThánhPhê rô và bị bắt ngay sau đó. Vụ ám sát gây chấn động thế giới. Agca bị tuyên án chung thân ở Ý và được Tổng thống Carlo Azeglio Ciampi ân xá năm 2000. Agca ngay lập tức bị dẫn về Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục chịu án vụ Abdi İpekçi cùng 2 vụ cướp khác, cho đến khi được ân xá.

original-10372-1419700587-3_11zon.jpg
Giáo hoàng John Paul II và Ali Agca trở thành bạn bè. Ảnh: hostorynet

Về vụ ám sát Giáo hoàng, năm 1983 Ngài đã đến nhà tù thăm Agca và tuyên bố tha thứ cho mọi tội lỗi của y. Người đứng đầu Giáo hội Công giáo khi đó đã đề nghị Chính phủ Ý phóng thích Agca. Ông cũng giữ liên lạc với gia đình của y và còn thăm người mẹ của sát thủ này, năm 1987.

Chính vì sự độ lượng đó đã cảm hóa được Agca. Hai người trở thành bạn bè còn Agca xem ông như ân nhân. Khi Giáo hoàng được thông báo bị ốm vào năm 2005, Agca đã viết cho ông một lá thư chúc ông khỏe mạnh và cảnh báo ông về ‘mạt thế’ sắp xảy ra.

Khi Giáo hoàng qua đời năm 2005, anh trai của Agca kể với Reuters rằng y đã đã khóc rống lên thảm thiết và xin được dự đám tang nhưng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối. 3 năm sau Agca nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan vì muốn trải qua những năm cuối cùng của cuộc đời mình tại quê hương của Gi áo hoàng John Paul II, nhưng cũng bị từ chối.

agcavatican.jpg
Ali Agca đến viếng mộ Giáo hoàng John Paul II năm 2014.  Ảnh: Dailymail

Năm 2014 Agca đã đến Vương Cung Thánh đường Thánh Phê-Rô để viếng mộ Giáo hoàng. Hai năm sau nữa ông chính thức cải đạo sang Công giáo và còn mong muốn trở thành…linh mục.

-Động đất kinh hoàng tại Haiti

Lúc 16h53 ngày 12/1/2010, một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã tàn phá quốc gia nghèo khổ Haiti, khiến hơn 200.000 người chết và khiến hơn 1.000.000 người mất nhà cửa.

haiti-earthquake-gettyimages-97108718.jpg
Haiti thành bình địa sau trận động đất kéo dài chỉ 30 giây. Ảnh: CNN

Hầu hết các công trình lớn của Port-au-Prince đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy bao gồm Dinh tổng thống, tòa nhà Quốc hội, Nhà thờ lớn Port-au-Prince và cả nhà tù. Tất cả bệnh viện đều bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng nên không còn sử dụng được. Liên Hợp Quốc cho biết trụ sở của tổ chức này ở Haiti cũng bị sập tan tành. Thậm chí Tổng thống President Préval còn cám cảnh không biết ông sẽ ngủ ở đâu vì nhà mình cũng thành đống gạch vụn.

1c98085f7a2af113e0e41430632017f0fff3b960.jpg
Công trình xây dựng kém chất lượng mà một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị vùi lấp. Ảnh: CNN

Đây là một trong những trận động đất có mức độ thiệt hại về nhân mạng và tài sản lớn nhất lịch sử, buộc Liên hợp quốc phải khởi xướng một chiến dịch cứu hộ có quy mô toàn cầu. Cả thủ đô Haiti biến thành trại tị nạn khổng lồ với hàng chục ngàn chiếc lều bạt dựng tạm từ tất cả vật liệu gì mà người dân tìm thấy.

haiti-earthquake_11zon.jpg
Liên Hợp Quốc phát động chiến dịch cứu trợ khẩn cấp toàn cầu với Haiti. Ảnh: UN

Các nhà hảo tâm trên khắp thế giới cam kết hỗ trợ Haiti hàng chục triệu USD, và con số này cuối cùng lên đến 10 tỷ USD nhằm xây dựng lại đất nước này.

msf44570.jpg
Tổng thống Haiti khi đó cũng không biết ngủ ở đâu vì nhà ông cũng sập. Ảnh: CNN

10 năm sau thảm họa, Haiti vẫn chưa thể gượng dậy vì nguồn lực cạn kiệt. Nhiều công trình vẫn nguyên vẹn đổ nát, trong đó có nhà thờ lớn Port-au-Prince, nay trở thành chứng tích cho khách du lịch tham quan.

-Ronaldo là Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2008

Ngày 12/1/2009, tại Zurich, Ronaldo lần đầu tiên được trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2008 của FIFA.

491444-22954846-2560-1440.jpg
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 12/1 năm xưa: Động đất kinh hoàng tại Haiti
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO