Ngày 11/4 năm xưa: Tàu Apollo 13 phóng vào không gian và vụ giải cứu nghẹt thở

Bình An (tổng hợp)| 11/04/2024 06:00

Lịch sử hàng không vũ trụ có nhiều vụ tai nạn đau thương nhưng hiếm vụ việc nào hùng tráng và ngoạn mục như giải cứu con tàu Apollo 13 với đầy đủ những kịch tích, nước mắt ngậm ngùi, lo lắng tột cùng, sợ hãi và vinh quang trở về.

13 giờ ngày 11/04/1970 tàu Apollo 13 được tên lửa Saturn phóng vào không gian tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy (Mỹ) ở Florida. Đây là sứ mệnh thứ 7 của Chương trình không gian Apollo của Mỹ, và là kế hoạch thứ ba đặt chân lên Mặt trăng.

apollo-13-cape-canaveral-kennedy-space-center-april-11-1970_11zon.jpg
Apollo 13 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, Cape Kennedy (nay là Cape Canaveral), Florida. Ảnh: Britannica

Phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia kỳ cựu là Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise. Hai ngày đầu sau khi phóng thành công lên vũ trụ, con tàu vẫn “thuận buồm xuôi gió” trên hành trình tới Mặt trăng.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, các phi hành gia được huấn luyện với bộ đồ không gian EVA và tham gia các hoạt động thu thập đất đá.

apollo-13-13_11zon.jpg
Các phi hành gia Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise. Ảnh: NASA

Thậm chí, tại trung tâm kiểm soát đặt tại Houston, phụ trách liên lạc của tàu – Joe Kerwin đã báo cáo rằng tàu “trong trạng thái tốt” và còn đùa với phi hành đoàn: “Ở đây chúng tôi đang nhàm phát chán lên được”.

Hai ngày sau khi tên lửa được phóng, phi hành đoàn được yêu cầu khuấy bể đông lạnh chứa hydro và oxy. Mục đích của việc khuấy bể đông lạnh là để xác định chính xác hơn còn bao nhiêu khí gas trên tàu. Tuy nhiên, sự cố chập điện đã khiến một trong hai bể oxy bị nổ.

2_11zon-1-.jpg
Bể đông lạnh Hydro và Oxy bên trong tàu Apollo 13. Ảnh: Britannica

Vụ nổ đã làm suy giảm lượng cung cấp oxy, nước sạch và điện cũng như đe dọa tính mạng của phi hành đoàn, làm tê liệt phần khoang Dịch vụ, trong khi khoang Chỉ huy bị ảnh hưởng không nhỏ.

Ban đầu, phi hành đoàn tưởng họ bị va vào thiên thạch, nhưng chẳng mấy chốc mọi người biết rằng họ đang mất oxy. Phi hành gia Jim Lovell ngay lập tức thông báo với trung tâm giám sát: “Chúng tôi gặp vấn đề rồi”.

ngay_134_tau_apollo_13_phat_no_trong_khong_gian_thoi_khac_den_toi_cua_nasa_11zon.jpg
Các phi hành gia trong quá trình tập huấn chuẩn bị cho chuyến đi Mặt trăng

Trong lịch sử chương trình Apollo, chưa bao giờ có sự cố như thế này. Nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng được bỏ qua một bên và ưu tiên lúc này là đưa cả phi hành đoàn trở về Trái đất an toàn.

Giám đốc điều hành bay – ông Gene Kranz kêu gọi cả nhóm của mình tập trung “xử lý vấn đề”. Mọi người trong phòng được hướng dẫn nói chuyện qua tai nghe, gọi đội ngũ hỗ trợ và xác định vấn đề đang xảy ra.

photo_space_apollo_as13_59_8500a_11zon.jpg
Hình ảnh Mô-đun dịch vụ bị hư hỏng trôi ra khỏi tàu Apollo 13 do chính các phi hành gia chụp lại

Cứ mỗi giây trôi qua là cái chết lại đến gần hơn với các phi hành gia. Nếu tàu không thể quay lại Trái đất, thì sẽ lạc mãi mãi trong không gian. Khi đó, cả Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise sẽ là những người đầu tiên…mất xác ngoài Trái đất.

Để đưa con tàu về, giải pháp nhanh chóng và thông thường nhất là đốt động cơ và cho quay tàu lại. Nhưng chỉ huy Jim Lovell lại…”ngoan cố”. Ông nhận thấy lượng oxy trên tàu và thời gian đều chưa cạn. Việc đốt động cơ chưa chắc đã là giải pháp tốt nhất và an toàn nhất.

4_11zon-2-.jpg
Sự căng thẳng bao trùm trong phòng điều hành ở Trung tâm kiểm soát Houston khi các chuyên gia tính toán thời tiết và điểm đáp xuống ở Nam Thái Bình Dương cho tàu Apollo 13. Ảnh: Britannica

Phi hành đoàn nghĩ đến phương án tiếp cận trực tiếp, có nghĩa là phóng thẳng một phi thuyền trực tiếp lên mặt trăng. Toàn bộ phi thuyền sẽ hạ cánh và quay trở lại từ mặt trăng.

Vào lúc này, tin tức về tàu Apollo 13 gặp sự cố đã rò rỉ ra bên ngoài. Rất nhanh, các cơ quan truyền thông, các đài truyền hình tại Mỹ nắm bắt rất nhanh và gần như gác hết các chương trình nóng sốt đang phát để tập trung vào đưa tin, tường thuật diễn biến giải cứu Apollo 13. Cả nước Mỹ nín thở chờ đợi và nguyện cầu.

Trung tâm chỉ huy của NASA gần như không ngủ. Các nhân viên giám sát chuyến bay làm việc suốt ngày đêm, tranh thủ chợp mắt vài phút dưới bàn làm việc để cố gắng đưa phi hành đoàn trở về.

8-chan-1531061509921565824633-1-_11zon.jpg
Tàu cứu hộ đáp xuống Trái đất thành công tại vùng biển Nam Thái Bình Dương vào ngày 17/4/1970

Lúc này, khoảng cách từ tàu đến Trái đất vào khoảng 322.000 km. Vào thời điểm đó, chỉ có 2 tên lửa mạnh nhất được đề xuất là Saturn và Nova. Nhưng với quãng đường quá xa, chúng cần một khối lượng nhiên liệu khổng lồ mà dự kiến khi đến nơi thì các vật liệu sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. Phương án này bị loại bỏ.

Phương án 2 được đưa ra bàn luận, đó là gặp nhau trên quỹ đạo trái đất. Phương án này sẽ đòi hỏi việc phóng 2 tên lửa Saturn V, một chứa phi thuyền và một chứa nhiên liệu. Phi thuyền sẽ lưu lại trên quỹ đạo và được nạp vào đủ nhiên liệu để có thể bay đến mặt trăng rồi quay về. Và toàn bộ phi thuyền sẽ hạ xuống mặt trăng.

Trong khi nhân loại hướng về những phi hành gia đang treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết, một đội kỹ sư và chuyên gia dưới mặt đất đã chạy đua với một kế hoạch hòng đưa tất cả sống sót trở về trái đất.

odyssey-crew-apollo-13-splashdown-uss-iwo-april-17-1970_11zon.jpg
Module chỉ huy Apollo 13 Odyssey được đưa lên tàu USS Iwo Jima

Trong một bộ phim tài liệu về sự kiện nêu trên của đài BBC công chiếu năm 2017, những người trong đội này được tôn vinh là những anh hùng thầm lặng giải cứu Apollo 13. Trong đó, Sy Liebergot là người đầu tiên phát hiện trục trặc của Apollo 13 khi đang làm nhiệm vụ tại bàn điều khiển nhóm Thông tin liên lạc và Môi trường điện tử (Eecom) tại trạm kiểm soát của NASA đặt ở Houston - Mỹ

Trở lại với việc giải cứu, phương án cuối cùng được đưa ra, đó là gặp nhau trên quỹ đạo mặt trăng. Họ quyết định dùng hai phần của con tàu là hệ thống điều khiển và hệ thống đáp xuống Mặt Trăng cũng như động cơ của nó làm phi thuyền cứu hộ khẩn cấp. Chính điều này đã giúp cứu sống toàn bộ phi hành đoàn.

5_11zon.jpg
Jim Lovell, Jack Swigert và Fred Haise trở thành người hùng của nước Mỹ

Nhân lúc tàu Apollo 13 bay vòng ra phía sau Mặt Trăng, phi hành đoàn đã chụp được miệng núi lửa Tsiolkovsky. Xung quanh đó còn có các miệng hố nhỏ, cho thấy kết cấu phức tạp của bề mặt hành tinh này.

Chính quyết định bỏ lại một phần tàu Apollo 13 và sử dụng bộ phận đổ bộ Mặt Trăng làm tàu cứu hộ khẩn cấp còn giúp các phi hành gia đã chụp lại hiện trường vụ nổ. Bức ảnh cho thấy phần bên phải của phi thuyền là nơi phát nổ.

Sau gần 88 tiếng đồng hồ căng thẳng trên chuyến phi thuyền đã bị hư hại nghiêm trọng, ngày 17/4/1970 tàu cứu hộ đã đáp xuống Trái Đất thành công, tại vùng biển phía Nam Thái Bình Dương.

Trở về trái đất an toàn sau hành trình sinh tử, phi hành đoàn của Apollo 13 được tôn vinh như những anh hùng quốc tế.

37-whpo-3371-02a-r.jpg
Phi hành đoàn được Tổng thống Richard Nixon đón và chúc mừng

Lạnh, đói, mất nước (gần như toàn bộ lượng nước đều được dùng để làm mát các hệ thống trên khoang), 3 phi hành gia đều mất phần lớn trọng lượng cơ thể. Đáng ngại hơn, ông Fred Haise đã bị nhiễm trùng thận. Nhưng chỉ đến khi đó, tất cả mới dám thở phào nhẹ nhõm vì cả 3 con người đã trở về đất mẹ, không phải lưu lạc trong không gian vô tận mà chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến tất cả phải rùng mình.

Tổng thống Richard Nixon lúc ấy vô cùng xúc động: “đối với phần lớn nhân loại thì không gian chưa bao giờ xa vô tận như khi phi thuyền Apollo 13 gặp nạn ở nơi cách Trái Đất gần 250 ngàn dặm về phía Mặt Trăng. Cả đất nước với lòng biết ơn nói với phi hành đoàn và với những người trên mặt đất – những người đã thực hiện tuyệt vời công việc hướng dẫn Apollo 13 trở về an toàn từ nguy hiểm trong đường tơ kẽ tóc rằng: Tuyệt vời!”

Cuộc trở về của Apollo 13 cho thấy, phía sau mỗi phi hành gia là hàng trăm con người cố gắng hết mình để bảo đảm tất cả ra đi trong hiên ngang và phải trở về đất mẹ an toàn.

apollo13header.jpeg
Tom Hanks, Kevin Bacon và Bill Paxton trong phim Apollo 13

Câu chuyện của Apollo 13 đã khơi dậy cảm hứng cho các nhà làm phim về du hành vũ trụ của Hollywood. Năm 1995, bộ phim “Apollo 13 – Bí ẩn Mặt trăng” ra mắt do đạo diễn Ron Howard thực hiện với sự tham gia của các ngôi sao Tom Hanks, Kevin Bacon, Bill Paxton đã tái hiện toàn bộ những kịch tích của chuyến bay.

Bộ phim đã cho người xem rất nhiều kiến thức lịch sử hữu ích và những bài học về cách làm việc, cách xử lý tình huống, đối mặt với khó khăn, và hơn hết, chính là bài học về thành công và thất bại.

Phim thu về 355 triệu USD khi ra rạp và nhận chín đề cử Oscar sau đó.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ngày 11/4 năm xưa: Tàu Apollo 13 phóng vào không gian và vụ giải cứu nghẹt thở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO