Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản

07/10/2024 09:40

Nước mía là món nước ép quen thuộc giúp giải khát được nhiều người ưa thích. Nếu nước mía được bảo quản đúng cách thì sẽ luôn giữ được màu xanh và vị ngọt thanh mát dù để sang ngày hôm sau mà không bị đen và không bị chua.

Nguyên nhân khiến nước mía không xanh, bị đen

Nước mía bị đen sau khi ép có thể do các nguyên nhân sau đây:

Thời gian sử dụng: Nước mía để qua một thời gian lâu dần sẽ bị thay đổi về màu sắc và hương vị.

Đá uống kèm trong nước mía không được sạch sẽ và vệ sinh: Nước mía uống kèm thêm đá tạo nên nước ép mát lạnh sảng khoái, nhưng đá trong quá trình sản xuất có thể không được sạch.

Do đó khi uống kèm nước mía càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản-1
Trong cây mía tươi có hơn 70% là lượng nước, còn lại là đường saccarose, glucose, các vitamin B1, B2, B6, và khoáng chất.

Máy ép không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng: Việc máy ép không được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng sẽ làm cho cặn bã dư thừa bám trong máy, nước mía cũ đọng lại bị ôi thiu, khiến nước mía mới ép ra dính vào có thể bị chua và hư.

Cây mía được ép không đảm bảo về chất lượng khiến nước mía bị đen: Cây mía để lâu ngày bên ngoài có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu mía hư hỏng như nốt đỏ và mốc, nếu sử dụng những cây mía đã hư làm nước ép chắc chắn nước mía ép ra sẽ bị chua và gây ra khả năng ngộ độc.

Cách bảo quản nước mía không bị đen, không bị chua

Nếu bạn không uống nước mía được ngay thì có thể tham khảo những cách sau để giữ cho nước mía luôn tươi ngon, không bị đen, không bị chua:

Đảm bảo cây mía tươi ngon, không bị chua

Sử dụng một cây mía tươi thì nước mía sẽ ngon hơn và ít khi xảy ra tình trạng bị chua, bị đen. Sau khi thu hoạch mía, bạn phải tưới nước 1 lần mỗi ngày để mía tươi cũng như bảo quản mía nơi khô ráo, thoáng mát.

Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản-2
Không nên cạo vỏ mía rồi để quá lâu trước khi ép vì 2 đầu cây mía sẽ có thể bị mốc khi cạo vỏ.

Bảo quản nước mía ở môi trường lạnh

Nước mía sau khi ép chỉ được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 buổi trong ngày để tránh mất chất dinh dưỡng hay nhiễm khuẩn.

Không sử dụng chất bảo quản

Tránh sử dụng chất bảo quản để bảo quản nước mía, vì chúng có thể gây thay đổi mùi vị, ngộ độc và có hại cho sức khỏe.

Chỉ vắt quất vào nước mía khi uống ngay

Nếu muốn thêm quất vào nước mía, hãy chỉ vắt quả vào khi bạn có thể uống ngay, tránh để lâu khiến nước mía nhanh hỏng.

Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản-3

Sử dụng máy ép nước mía an toàn chất lượng

Hãy lựa chọn những loại máy ép nước mía an toàn và đảm bảo chất lượng để đảm bảo nước mía tốt hơn. Và quan trọng nhất chính là cần phải vệ sinh máy ép thường xuyên sau khi sử dụng.

Cách bảo quản cây mía tươi
Để bảo quản cây mía tươi sau khi thu hoạch cũng như giữ được lượng đường, lượng nước bên trong mía, chúng ta có thể sử dụng các cách sau:

Để mía ở nơi khô ráo, có bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Bạn có thể để mía ở chỗ đất ẩm, gốc mía tiếp xúc trực tiếp với chỗ đất ướt sẽ giúp mía không bị khô.

Bạn cũng có thể dùng tấm bạt che chắn để giúp mía tránh ánh nắng chiếu vào, sẽ giúp mía hạn chế bị mất nước.

Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản-4
Bảo quản mía ở nơi có bóng mát và khô ráo.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt mía thành một đống lớn và tưới nước vào chúng 1 lần mỗi ngày để mía không bị khô.

Bạn không nên cạo vỏ mía rồi để quá lâu trước khi ép vì 2 đầu cây mía sẽ có thể bị mốc khi cạo vỏ. Điều này sẽ khiến nước mía sau khi ép bị đen, không đẹp mắt và ảnh hướng đến hương vị của nó.

Theo GĐXH

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mách bạn cách bảo quản nước mía không bị đen và không bị chua cực đơn giản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO