Lục cặp, soát người học sinh: Rất phản giáo dục!

An Nhiên (Tổng hợp MXH)| 06/10/2023 16:45

Đông đảo ý kiến phản đối việc trường THCS – THPT Đông Du ở Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk lục cặp, soát người học sinh, bởi điều này rất phản giáo dục và vi phạm nhân quyền.

tyht.jpg
Trường THCS – THPT Đông Du, tỉnh Đắk Lắk, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Tư liệu

Cộng đồng mạng đang xôn xao trước sự việc trường THCS – THPT Đông Du ở Đắk Lắk mỗi sáng có khoảng 50 giám thị, bảo vệ, giáo viên tiến hành lục soát, kiểm tra học sinh trước khi vào lớp. Mục đích là để nhà trường kiểm tra xem học sinh có mang vật cấm như thuốc lá, dao, kéo… vào trường hay không.

Sau bước này, học sinh còn bị yêu cầu kiểm tra áo khoác và dùng máy quét để kiểm tra cơ thể. Học sinh nào không mang vật cấm sẽ được cho vào lớp, ngược lại sẽ bị giữ đồ và xử lý. Việc này đã được diễn ra nhiều năm nay.

Sau khi bị phụ huynh phản ánh, câu chuyện được mang ra bàn tán khiến dư luận bức xúc, Sở Giáo dục và đào tạo Đắk Lắk đã yêu cầu dừng việc lục soát học sinh.

Hiệu trưởng trường, ông Lê Ngọc Sơn cho biết nhà trường đã tạm dừng theo yêu cầu của Sở nhưng sẽ “tiếp tục nghiên cứu phương pháp khác phù hợp hơn”. Ông Sơn nhấn mạnh sẽ tiến hành lấy ý kiến của phụ huynh và tham khảo các bên để tiếp tục.

Cư dân mạng không khỏi bức xúc trước hành động của trường THCS-THPT Đông Dung. Đám đông dẫn chứng rằng “duy nhất chỉ công an mới được quyền khám người”. Quan trọng hơn, công an cũng cần có lệnh khám, có quyết định chứ không phải tùy ý khám xét cá nhân.

hoc-winh-1-1-613-12304499.jpg
Hàng nghìn ý kiến phản đối việc lục soát cặp học sinh

Nhưng điều không ít người ngạc nhiên, là tại sao một việc làm vừa phi pháp vừa phản giáo dục như thế lại diễn ra trong suốt nhiều năm nay mà phụ huynh không ý kiến, phải chờ đến giờ qua phản ánh trên MXH, dư luận mới “lên tiếng thay”. Thậm chí, chính quyền địa phương đều không can thiệp?

Nhiều ý kiến bày tỏ sự giận dữ vì sao học sinh lại bị đối xử không khác gì tù nhân như vậy?

“Cha mẹ của các em ấy đã không bảo vệ con mình”, tài khoản Facebook tên A.C kêu lên. T.N nhận định: “Nếu nhà trường sợ các em mang chất cấm vào trường thì nhà trường có thể lắp camera và xử lý khi phát hiện có sự việc tiêu cực. Nhà trường không có quyền khám xét tư trang của học sinh”.

Tài khoản V.O đưa quan điểm: “Sợ học sinh mang vũ khí vào mà phải lục soát cả mấy nghìn em. Trong khi, số học sinh có khả năng mang vũ khí là 0.1%. Tại sao không ra luật thật nặng, thông báo đến gia đình về nội quy nhà trường. Chỉ cần mang những vật dụng nguy hiểm tới trường có thể sẽ bị thôi học. Những học sinh vi phạm cũng thuộc loại gây hại cho xã hội thì cũng nên xử nặng làm gương”.

Không nghĩ ra giải pháp để giải quyết, làm thế này chỉ giải quyết được phần ngọn mà thôi”, A.T nói.

Thế nhưng cũng có không ít ý kiến đồng tình với mục đích nhà trường. Tài khoản B.N viết: Tôi đồng tình ý tưởng của nhà trường về việc trên, tuy nhiên cách làm thế nào cho phù hợp thôi. Chính để học sinh từ bỏ những thứ mang đến trường có thể gây ảnh hưởng đến người khác như thuốc lá, đá, dao, kéo... Chỗ tôi nhiều vụ dùng dao đâm học sinh trong trường rồi”.

Y.D đồng tình:Tôi thấy nhiều trường cũng làm việc này. Về quy định có thể không đúng, nhưng mục đích là tránh việc học sinh mang vũ khí vào trường, để đảm bảo an toàn cho các học sinh khác. Trường cháu tôi khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cũng thông báo nhà trường sẽ kiểm tra cặp của học sinh. Việc kiểm tra này do học sinh phân công nhau thực hiện, và cũng phát hiện một số học sinh mang vật nhọn và dao đến lớp”.

Cuối cùng, tài khoản E.T cho rằng: Thiết nghĩ, để có trật tự cần phải có kỷ cương, phép tắc. Nhưng cội nguồn của sự bất ổn luôn bắt đầu tư nhận thức. Nếu chúng ta xây dựng được môi trường giáo dục tích cực bằng tình yêu thương, tính nhân văn trong ứng xử, có lẽ tính tự giác, kỳ thị cái xấu sẽ tự điều chỉnh những hành vi không được phép.

Khi đó môi trường tích cực sẽ cho ta những điều xã hội kỳ vọng vào giáo dục. Việc đưa ra kỷ cương, quy tắc để đảm bảo sự ổn định, an toàn của trường là tốt. Nhưng cách làm là chưa phù hợp, gây phản cảm nên cần điều chỉnh để việc kiểm soát nhân văn hơn, tích cực hơn, cũng không thể hin tính bất lực với cách làm "không quản được thì cấm" như hiện nay”.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lục cặp, soát người học sinh: Rất phản giáo dục!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO