Lễ hội Nghinh Ông kết nối quảng bá du lịch biển đảo Kiên Giang

Lê Huy Hải (TTXVN)| 28/11/2023 09:39

Tối 27/11, tại xã Lại Sơn (còn gọi Hòn Sơn), huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh Kiên Giang khai mạc Lễ hội Nghinh Ông 2023 gắn kết nối với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm quảng bá, giới thiệu, phát triển du lịch biển đảo của tỉnh.

Lễ hội Nghinh Ông năm 2023 diễn ra trong hai ngày 27 - 28/11 (tức 15 - 16/10 Âm lịch) với các hoạt động như: Lễ cung thỉnh các vị thần linh, cầu an, cầu siêu, lễ kiến quân, nghinh Thần Nam Hải... Cùng đó là các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao như: Chương trình nghệ thuật khai mạc chào mừng lễ hội, giải bóng đá, cầu lông, giải chạy việt dã, trò chơi dân gian, trưng bày hình ảnh tư liệu về biển đảo, lễ hội Nghinh Ông và danh thắng huyện đảo Kiên Hải... Khuôn khổ lễ hội cũng diễn ra các gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch, sản phẩm OCOP và khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch biển đảo... Đây là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm tôn vinh nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển đảo Kiên Hải.

Lãnh đạo huyện Kiên Hải chia sẻ: Lễ hội Nghinh Ông 2023 tiếp thêm sức mạnh cho Kiên Hải có những bước bứt phá, thay đổi, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt từ khi huyện đảo Kiên Hải được UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công nhận đảo Nam Du và Lại Sơn là hai Khu du lịch địa phương. Đồng thời, những nét đẹp văn hóa, truyền thống của vùng biển đảo nơi đây được giới thiệu đến người dân và bạn bè quốc tế; trong đó có lễ hội Nghinh Ông. Qua đó, giới thiệu những hình ảnh, nét đặc trưng, truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng biển đảo Kiên Hải, một “Hạ Long phương Nam” đến với du khách trong và ngoài nước. Lễ hội còn là dịp để các nhà đầu tư gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội và cùng với địa phương khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng biển đảo này.

Chiều cùng ngày, tại xã Lại Sơn, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang tổ chức Tọa đàm trao đổi kết nối sản phẩm và du lịch với hơn 20 doanh nghiệp, đoàn lữ hành trong tỉnh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Việt Anh, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang cho biết, Tọa đàm nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Kiên Giang kết hợp giới thiệu điểm đến hấp dẫn: xây dựng sản phẩm mới, thương hiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng địa phương, liên kết hợp tác phát triển, kết nối tour, tuyến du lịch của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại buổi Tọa đàm, các doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm phát triển du lịch vùng biển đảo về du lịch xanh bền vững, quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giá cả dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời kiến nghị, địa phương có những chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút đầu tư du lịch. Các doanh nghiệp du lịch phải đoàn kết, chia sẻ, hợp tác, có tiếng nói chung trong phát triển, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vùng biển đảo thực hiện công nghệ số, chuyển đổi số…

Ông Lê Bình Trị, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiên Hải cho biết, huyện có 23 đảo lớn nhỏ. Hai năm trở lại đây, du lịch Hòn Sơn phát triển, mỗi năm đón khoảng 200.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm. Hòn Sơn, Nam Du sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, nhưng chưa có đa dạng sản phẩm du lịch, ít doanh nghiệp du lịch lớn đến đầu tư, chủ yếu là người dân địa phương làm du lịch. Thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan có giải pháp bình ổn giá dịch vụ, xử lý rác thải sinh hoạt và những mặt hạn chế để góp phần phát triển du lịch.

Lê Huy Hải

Theo dantocmiennui.vn
https://dantocmiennui.vn/le-hoi-nghinh-ong-ket-noi-quang-ba-du-lich-bien-dao-kien-giang/343430.html
Copy Link
https://dantocmiennui.vn/le-hoi-nghinh-ong-ket-noi-quang-ba-du-lich-bien-dao-kien-giang/343430.html
Bài liên quan
  • Cà Mau: Tưng bừng Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Sông Đốc
    Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc được tổ chức vào ngày 14 - 15/2 (âm lịch) hàng năm nhằm tôn vinh loài cá Voi (cá Ông), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, ngư dân ra khơi đánh bắt trúng mùa; vừa được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
  • Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm
    Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Nghinh Ông kết nối quảng bá du lịch biển đảo Kiên Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO