Lễ hội Lam Kinh trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch

P.V (Tổng Hợp)| 18/09/2022 11:30

Lễ hội Lam Kinh năm 2022 nhằm tri ân Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh, giá trị của Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Sáng ngày 17/9, tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022, kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng quang, 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ hội Lam Kinh trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch - 1

Các đại biểu tham dự Lễ hội. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Lễ hội Lam Kinh 2022 nhằm tri ân anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh, giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, các tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thanh Hóa tới bạn bè, du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội Lam Kinh trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch - 2

Nghi thức rước kiệu Vua Lê Thái Tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai. Báo Thanh Hóa

Lễ kỷ niệm bắt đầu với nghi thức rước kiệu truyền thống, sau đó là lễ dâng hương kính cáo Đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế, cuối cùng là đọc chúc văn tưởng nhớ công lao của Vua Lê Thái Tổ và các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn.

Lễ hội Lam Kinh trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch - 3

Tiết mục tái hiện hình ảnh Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Sau nghi lễ là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hào khí Lam Sơn - tỏa sáng trường tồn” gồm 3 chương: “Hào khí Lam Sơn - Anh hùng tụ nghĩa”, “Bình Định Vương đăng quang Hoàng đế” và “Tiếp bước cha ông, Thanh Hóa trên đường đổi mới”. Tất cả đã tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng với công lao to lớn của người anh hùng áo vải Lê Lợi cùng các tướng sĩ, nhân dân trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập dân tộc và xây dựng đất nước phát triển hưng thịnh.

Bên cạnh đó, phần hội với sự kết hợp của các trò diễn đặc sắc như trò Xuân Phả, múa đèn Đông Anh, diễn tấu cồng chiêng của người Mường, múa bát dân tộc Dao… đã tạo nên một không gian nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc, để lại nhiều dư âm, ấn tượng trong lòng nhân dân và du khách thập phương.

Trong khuôn khổ lễ hội cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hóa gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Bà Triệu, Sầm Sơn, suối cá thần…

Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành ở Trung ương, sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa, khu di tích đã được đầu tư nguồn lực lớn để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị. Nhờ đó, nhiều hạng mục công trình quan trọng của khu di tích đã được phục dựng. Đồng thời có 5 bia ký được công nhận bảo vật quốc gia; 18 cây được công nhận cây di sản; phân loại và vào sổ đăng ký 7 bộ sưu tập gồm: gốm, sành, gạch, ngói, vật liệu trang trí kiến trúc, kim loại; sưu tầm được 1.031 hiện vật gốc…

Với bề dày lịch sử - văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên, Lam Kinh đang trở thành một trong những điểm đến văn hóa, tâm linh hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh hiện nay...

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức trong 3 ngày từ 16 - 18/9. Trong đó, lễ dâng hương và tế lễ tại đền thờ vua Lê Thái Tổ, khu lăng mộ, các tòa thái miếu (huyện Thọ Xuân), đền thờ Lê Lai (huyện Ngọc Lặc), thái miếu Nhà hậu Lê và tượng đài Lê Lợi (TP. Thanh Hóa) diễn ra trong 2 ngày 16, 17/9; lễ dâng hương làm giỗ Bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Lam Sơn (núi Dầu) ngày 18/9 theo nghi thức truyền thống.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/le-hoi-lam-kinh-tro-lai-sau-2-nam-vang-bong-vi-dai-dich-c2a39024.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/le-hoi-lam-kinh-tro-lai-sau-2-nam-vang-bong-vi-dai-dich-c2a39024.html
Bài liên quan
  • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
    Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Lam Kinh trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO