Dù vừa giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1-13 tháng hôm qua, nhưng sáng nay (6/3) BaoViet Bank tiếp tục giảm thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất huy động đối với các kỳ hạn tiền gửi từ 1-15 tháng, giảm 0,2 điểm phần trăm lãi suất đối với kỳ hạn 15 tháng.
Biểu lãi suất tiết kiệm trực tuyến lĩnh lãi trả sau dành cho khách hàng cá nhân của BaoViet Bank ngày hôm nay như sau: Kỳ hạn 1-2 tháng: 3%/năm; kỳ hạn 3 tháng: 3,25%/năm; kỳ hạn 4-5 tháng: 3,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng: 4,3%/năm; kỳ hạn 7-8 tháng: 4,35%/năm; kỳ hạn 9-11 tháng: 4,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng: 4,7%/năm; kỳ hạn 13 tháng: 4,9%/năm; kỳ hạn 15 tháng: 5,3%/năm.
BaoViet Bank vẫn giữ nguyên lãi suất huy động kỳ hạn 18-36 tháng ở mức 5,5%/năm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi gần như cao nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
Cũng trong hôm nay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trở thành ngân hàng tiếp theo giảm lãi suất huy động sau khi giảm 0,3 điểm phần trăm lãi suất đối với tất cả các kỳ hạn tiền gửi.
Theo Biểu lãi suất huy động trực tuyến dành cho tài khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 2,3%/năm; kỳ hạn 1-5 tháng cũng chỉ còn 2,5%/năm; kỳ hạn 6-11 tháng còn 4%/năm, kỳ hạn 12-18 tháng còn 4,3%/năm và kỳ hạn 24-36 tháng còn 4,7%/năm.
VPBank cộng thêm lần lượt 0,1-0,2 điểm phần trăm lãi suất cho các tài khoản tiền gửi từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng và từ 50 tỷ đồng trở lên.
Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh lãi suất lần này, VPBank áp dụng chung mức lãi suất tiết kiệm cho các tài khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, thay vì phân ra các mức dưới 1 tỷ đồng; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; và từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng, như trước đó.
VPBank vẫn duy trì chính sách khách hàng ưu tiên gửi tiền với số dư tối thiểu 100 triệu đồng và kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ được hưởng mức lãi suất quy định bằng lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất hiện hành cộng 0,1%/năm.
Ngoài VPBank và BaoViet Bank, lãi suất huy động tại các ngân hàng còn lại chưa có thay đổi.
Như vậy, kể từ đầu tháng 3, đã có 7 ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: PGBank, BVBank, BaoViet Bank, GPBank, ACB, Agribank, VPBank.
Trong đó, BaoViet Bank đã hai lần giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng.
BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG CAO NHẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG NGÀY 6 THÁNG 3 (%/năm) | ||||||
NGÂN HÀNG | 1 THÁNG | 3 THÁNG | 6 THÁNG | 9 THÁNG | 12 THÁNG | 18 THÁNG |
PVCOMBANK | 2,85 | 2,85 | 4,8 | 4,8 | 4,9 | 5,2 |
ABBANK | 3 | 3,2 | 4,7 | 4,3 | 4,3 | 4,4 |
NCB | 3,4 | 3,6 | 4,65 | 4,75 | 5,1 | 5,6 |
VIETBANK | 3,1 | 3,5 | 4,6 | 4,8 | 5,3 | 5,8 |
HDBANK | 2,95 | 2,95 | 4,6 | 4,4 | 4,8 | 5,7 |
OCB | 3 | 3,2 | 4,6 | 4,7 | 4,9 | 5,4 |
CBBANK | 3,6 | 3,8 | 4,5 | 4,45 | 4,65 | 4,9 |
DONG A BANK | 3,5 | 3,5 | 4,5 | 4,7 | 5 | 5,2 |
VIET A BANK | 3,1 | 3,4 | 4,5 | 4,5 | 5 | 5,3 |
NAM A BANK | 2,9 | 3,4 | 4,5 | 4,8 | 5,3 | 5,7 |
KIENLONGBANK | 3,2 | 3,2 | 4,4 | 4,6 | 4,8 | 5,3 |
BVBANK | 3,3 | 3,4 | 4,4 | 4,6 | 4,8 | 5,5 |
OCEANBANK | 3,1 | 3,3 | 4,4 | 4,6 | 5,1 | 5,5 |
BAOVIETBANK | 3 | 3,25 | 4,3 | 4,4 | 4,7 | 5,5 |
GPBANK | 2,6 | 3,12 | 4,25 | 4,5 | 4,65 | 4,75 |
BAC A BANK | 2,8 | 3 | 4,2 | 4,3 | 4,6 | 5,1 |
SHB | 2,6 | 3 | 4,2 | 4,4 | 4,8 | 5,1 |
VIB | 2,7 | 3 | 4,1 | 4,1 | 4,9 | |
PGBANK | 2,9 | 3,3 | 4,1 | 4,2 | 4,7 | 5,1 |
VPBANK | 2,3 | 2,5 | 4 | 4 | 4,3 | 4,3 |
LPBANK | 2,6 | 2,7 | 4 | 4,1 | 5 | 5,6 |
TPBANK | 2,8 | 3 | 4 | 4,8 | 5 | |
EXIMBANK | 2,8 | 3,1 | 3,9 | 3,9 | 4,9 | 5,1 |
SACOMBANK | 2,6 | 2,9 | 3,9 | 4,2 | 5 | 5,6 |
MSB | 3,5 | 3,5 | 3,9 | 3,9 | 4,3 | 4,3 |
SAIGONBANK | 2,5 | 2,7 | 3,9 | 4,1 | 5 | 5,4 |
SEABANK | 2,9 | 3,1 | 3,7 | 3,9 | 4,25 | 4,8 |
MB | 2,4 | 2,7 | 3,7 | 3,9 | 4,7 | 4,9 |
ACB | 2,5 | 2,8 | 3,7 | 3,9 | 4,8 | |
TECHCOMBANK | 2,55 | 2,95 | 3,65 | 3,7 | 4,55 | 4,55 |
BIDV | 2 | 2,3 | 3,3 | 3,3 | 4,8 | 4,8 |
VIETINBANK | 1,9 | 2,2 | 3,2 | 3,2 | 4,8 | 4,8 |
SCB | 1,75 | 2,05 | 3,05 | 3,05 | 4,05 | 4,05 |
AGRIBANK | 1,7 | 2 | 3 | 3 | 4,8 | 4,8 |
VIETCOMBANK | 1,7 | 2 | 3 | 3 | 4,7 | 4,7 |
Diễn biến lãi suất huy động tại các ngân hàng đang trái ngược hoàn toàn với dự báo của giới phân tích trước diễn biến bất thường của tỷ giá.
Tỷ giá VND/USD đã lên cao nhất mọi thời đại, đạt 25.600 đồng/USD trên thị trường tự do vào chiều qua (5/3). Tỷ giá tăng kéo theo nguy cơ lạm phát, buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động.
Trong khi đó, muốn bình ổn tỷ giá, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải bán USD ra. Đây là bài toán vô cùng nan giải cho nhà điều hành trong việc cân bằng giữa tỷ giá, lạm phát và lãi suất.
Trái với lý thuyết trên, các ngân hàng thương mại lại dồn dập hạ lãi suất huy động trong hai ngày vừa qua.
Trong ngày 5/3, Agribank và loạt ngân hàng TMCP như ACB, BaoViet Bank, GPBank và SCB đồng loạt giảm lãi suất huy động (trước đó là PGBank và BVBank).