Hộ pháp là những vị có công bảo hộ, hộ trì Chánh pháp. Tương truyền thời xa xưa Đức Phật từng phái 4 vị Đại Thanh văn, 16 vị La hán đến để hộ trì Phật pháp.

Tác giả Đào Bá Sơn cho biết trên Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hộ pháp là những vị có công bảo hộ, hộ trì Chánh pháp.

Tương truyền thời xa xưa Đức Phật từng phái 4 vị Đại Thanh văn, 16 vị La hán đến để hộ trì Phật pháp.

Bên cạnh các vị này còn có: Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, 12 thần tướng, 28 bộ chúng, 13 phiên thần, 36 thần vương, 18 thiện thần chốn già lam, Long vương… nhân nghe Phật thuyết pháp mà nguyện hộ trì Phật pháp.

Những vị này đều được gọi là thần Hộ pháp. Họ có nhiệm vụ, trách nhiệm bảo hộ chúng sinh, độ đời, tiêu trừ mọi tai họa, hàng phục ma chướng… để tâm trong sạch mà hướng Phật.

Các Hộ pháp có một điểm chung là hộ trì Phật pháp không cho cái xấu cái ác trà trộn vào, giúp con người thanh tịnh, từ bi, một tâm hướng Phật.

Trong các ngôi chùa Việt thường không đầy đủ các loại tượng này, mà thông thường chỉ tồn tại 4 loại hệ tượng, đó là: Vi Đà Bồ tát và Tiêu Diện Đại sĩ; Khuyến thiện - Trừng ác; Tứ Thiên Vương và Bát Bộ Kim Cang.

Tượng Bát Bộ Kim Cang tại chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội). (Ảnh: Võ Văn Tường)
Tượng Bát Bộ Kim Cang tại chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội). (Ảnh: Võ Văn Tường)

Bát Bộ Kim Cang là tám vị Hộ pháp trong Phật giáo Đại thừa, trong đó có Phật giáo Việt Nam. Tám vị thần có tên là: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Thần, Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tịnh Thủy, Xích Thanh Hỏa, Định Trừ Tai, Tử Hiền Thần, Đại Thần Lực.

Kim cang biểu hiện cho tâm trong sáng, kiên định trong tu hành hay hộ trì Phật pháp nên gọi là Kim cang Hộ pháp. Các vị mặc áo nhẫn nhục, hay còn gọi là áo tùy hình, chống lại ba mũi tên độc tham, sân, si.

Theo hai bản kinh Phóng Quang Bát Nhã (Pancavimsatisahasrika Prajnaparamita) và Đạo Hạnh Bát Nhã (Astasahasrika Prajnaparamita) thì bất cứ ai tu thiền thành Bồ tát trên đường thành Phật sẽ được thần Kim Cang gìn giữ bảo vệ, không bị ai phá hoại hoặc nhũng nhiễu.

Hình tượng Bát Bộ Kim Cang trong chùa Việt

Trong chùa, tượng Bát Bộ Kim Cương thường được thể hiện bằng hình ảnh các vị mặc võ phục (hoặc chỉ cởi trần đóng khố), tay cầm binh khí như gươm, chùy, việt phủ… như sẵn sàng xung chiến và được chia thành hai hàng, không bài trí ở gần lối vào mà gần bàn thờ Phật, vì đây là các vị thần linh có trách nhiệm bảo vệ Phật.

Trong đó, Đại Lực Thần (Đại Lực Kim Cang hay Kim Cang Lực Sĩ) thường được điêu khắc với hình thù của một người đàn ông cơ bắp lực lưỡng, cởi trần đóng khố, cầm chùy.

Một hàng tượng Bát bộ Kim Cang tại chùa Dâu.
Một hàng tượng Bát bộ Kim Cang tại chùa Dâu. 

Nhìn chung các hệ tượng Hộ pháp trong chùa Việt thường chia làm hai loại là thiện thần và ác thần. Thiện là khuyến khích chúng sinh làm điều thiện, ác là trừng trị cái ác, cảm hóa cái ác đi đến cái thiện.

Riêng với tượng Kim Cang Hộ Phát thì trong tám vị có ba vị tô mặt trắng nét mặt nhân hậu, năm vị tô mặt đỏ với dữ tợn, để kết hợp hai chức năng "khuyến thiện" và "trừng ác" của thần linh.

Các tượng thường chế tác rất lớn với các tư thế nghiêm nghị, cương quyết, thể hiện sức mạnh mang tính siêu nhiên. Đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ để ngăn ngừa tam độc, nhờ đó mà giữ được cái tâm trong sáng và cương quyết như kim cương.

Các tượng thường được đặt trên lưng con lân, tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ. Vì chỉ có trí tuệ sáng suốt và cái tâm thanh tịnh thì mới loại trừ được ác nghiệp. Đó cũng là chân lý để đi tìm con đường giải thoát, mưu cầu hạnh phúc vĩnh viễn.

PHÁP ĐỊNH(Tổng hợp)
  • Nhiều bí mật gây sốc về cái chết của Marilyn Monroe
    Trong cuốn tiểu sử sắp ra mắt, tác giả Maureen Callahan tiết lộ nhiều bí mật gây sốc xung quanh cái chết của Marilyn Monroe. Một trong số đó là mối quan hệ tình ái giữa huyền thoại Hollywood và hai anh em cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
  • Những ca khúc thấm đẫm tình yêu nước Nga
    Thật không quá khi nói rằng, nước Nga có một vị trí đặc biệt trong tình cảm phần lớn người Việt Nam.
  • Nga: Những biểu tượng văn hóa truyền thống của xứ sở Bạch Dương
    Đến với xứ sở Bạch Dương, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng búp bê Matryoshka và các biểu tượng nổi tiếng được nhiều người biết đến của nước Nga bao gồm cây bạch dương, xe ngựa troika, ấm trà Samovar… Hãy cùng khám phá nguồn gốc cũng như ý nghĩa đặc biệt của những biểu tượng này đối với di sản văn hóa Nga.
  • Ai chở mùa hè của em đi đâu?
    Nhắc thì lại bảo cứ hay hoài cổ, cái gì cũng... ngày xưa, ngày xưa mà như ngày nay thì chả ai gọi ngày xưa vân vân, nhưng quả là, hè về, lại cứ phải nhớ... ngày xưa.
  • Ngôi đền 'cột mốc' chủ quyền ở biên giới Việt - Trung
    Đền Xã Tắc (ở Quảng Ninh) không chỉ là một địa danh thu hút khách tham quan du lịch, một địa điểm văn hóa tâm linh, mà còn được coi là một "cột mốc" vững bền khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Kim Cang Hộ pháp là ai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO