Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển

09/12/2024 12:35

Đền Vạn Lộc (ở phường Nghi Tân, TP Vinh, Nghệ An) được xây dựng cách đây hơn 500 năm, là nơi thờ Thái úy quận công Nguyễn Sư Hồi - người trấn thủ 12 cửa biển.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 1

Đền Vạn Lộc được xây dựng vào thời Lê, thờ Thái úy quận công Nguyễn Sư Hồi - người có công chiêu dân, lập ấp, xây dựng nên làng Vạn Lộc.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 2

Tên làng Vạn Lộc được Nguyễn Sư Hồi đặt với ý nghĩa là nơi “Muôn lộc đổ về đây”.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 3

Nguyễn Sư Hồi sinh năm 1444 ở làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ông là con trai cả của Cương quốc công Nguyễn Xí. Từ nhỏ, Nguyễn Sư Hồi tư chất thông minh, nhanh nhẹn. Ông được phong làm đô đốc khi mới 19 tuổi.

Năm 1465, Nguyễn Xí mất. Vua Lê Thánh Tông cho Nguyễn Sư Hồi đưa thi hài cha về quê an táng và lập đền thờ tại quê nhà. Mãn tang cha, Nguyễn Sư Hồi vâng lệnh Vua đi trấn thủ vùng ven biển Nghệ An, lấy Cửa Xá làm trung tâm xây dựng đồn lũy, khai khẩn đất hoang, chiêu dân lập ấp, đồng thời ông chiêu mộ binh lính lập nên được một đội quân hùng mạnh tại vùng Cửa Xá này.

Nguyễn Sư Hồi đã cùng binh lính giữ vùng biển Nghệ An yên ổn. Sau khi Chiêu Trưng vương Lê Khôi mất, ông được phong làm “Trấn thủ thập nhị hải môn” (canh giữ 12 cửa biển từ Sầm Sơn cho đến Cửa Tùng, đặt căn cứ chính ở Cửa Xá). Năm 1506, Nguyễn Sư Hồi lâm bệnh nặng và mất tại Cửa Xá. Sau khi Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi mất, nhân dân đã xây cất phần mộ, tôn ông làm thần hoàng và lập đền thờ.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 4

Bà Đinh Thị Oanh, thành viên Ban quản lý đền Vạn Lộc cho biết đền được hoàn thành vào năm 1508, cách đây hơn 500 năm. Hiện, đền có 3 tòa (thượng điện, trung điện, hạ điện), mỗi tòa 3 gian, mái ngói mũi hài, nóc đắp hình hai rồng chầu mặt trời. Trung điện được xây cất sớm nhất, thời Lê. Sau vài lần trùng tu, ngôi đền được sửa sang tôn tạo khang trang. Đền thờ luôn là điểm đến tâm linh của người dân địa phương và khách du lịch cả nước.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 5

Năm 1991, đền Vạn Lộc được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 6

Đền có vị trí đắc địa, được bao bọc bởi núi, sông, biển, là công trình kiến trúc cổ kính, quy mô. Trải qua bao nhiêu biến cố thời gian, lịch sử, ngôi đền vẫn giữ được nhiều giá trị về mặt kiến trúc và lưu giữ nhiều hiện vật quý.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 7Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 8Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 9Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 10

Kiến trúc đặc sắc tại đền Vạn Lộc

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 11Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 12

Bên trái đền có một cây bàng cổ thụ, mặc dù rỗng ruột, nhưng vẫn sống, xanh tươi, kiên cường trong nắng gió.

“Ngày xưa vùng này gọi là Trại Bàng vì có rất nhiều bàng nhưng nay chỉ còn một cây duy nhất. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh. Trải qua thời gian, cây bị mục, rỗng ruột, nhưng điều kỳ diệu là cây vẫn sống, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới. Du khách về đây chiêm bái đều ra chụp ảnh cùng với cây bàng này”, bà Đinh Thị Oanh chia sẻ.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 13

Đây là tấm bia đá cổ hơn 350 năm tuổi, 4 mặt khắc đầy chữ Hán nói về thân thế, sự nghiệp của Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi.

Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển ảnh 14

Lễ hội đền Vạn Lộc là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức 3 năm một lần, vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Lễ hội được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Giêng Âm lịch.

Theo tienphong.vn
https://tienphong.vn/kham-pha-ngoi-den-tho-nguoi-tran-thu-12-cua-bien-post1698653.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/kham-pha-ngoi-den-tho-nguoi-tran-thu-12-cua-bien-post1698653.tpo
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Khám phá ngôi đền thờ người trấn thủ 12 cửa biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO