Hoàng Sa và Trường Sa - nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt

04/08/2023 14:31

Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ thứ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.

hsts.jpg
Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (đời vua Minh Mạng (1820 1841) đều thể hiện rõ về chủ quyền lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) nằm trong khu vực biển khoảng từ 15015’ vĩ Bắc, 1110 đền 1130 kinh Đông gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành hai nhóm (nhóm An Vĩnh ở phía Đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây), cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam khoảng 120 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody Island), diện tích khoảng 1,5 km2.

Quần đảo Trường Sa (Spratly) nằm trong khu vực biển khoảng từ 60050’ – 120 vĩ Bắc, 111030’ – 117020’ kinh Đông, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) khoảng 203 hải lý; trong đó có một số đảo quan trọng như: đảo Trường Sa (Spratly), An Bang (Amboyna Cay), Ba Bình (Itu-Aba), Nam Yết (Namyit), Loại Ta (Loaita), Thị Tứ (Thitu), Song Tử Đông (Northeast Cay), Song Tử Tây (Southwest Cay)… Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 3 km2, trong đó đảo Ba Đình (Itu-Aba) lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2.

Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ thứ 17, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.

Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các Nhà nước phong kiền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như: Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686); Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821); Hoàng Việt địa dư chí (1833); Đại Nam thực lục tiền biên (1844-1848); Đại Nam thực lục chính biên (1844-1848); Việt sử chương giám khảo lược (1876); Đại Nam thống nhất chí (1882); Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1910); Quốc triểu chính biên toát yếu (1910); Hải ngoại ký sự của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán (1696), An Nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd (1838)…

Các Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ 17-18) có dấu son của vua là cơ sở pháp lý khẳng định việc nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo, như hàng năm cử các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ra hai quần đảo khai thác các tài nguyên sản vật trên biển và thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm; đo đạc vẽ bản đồ; dựng bia lập miếu, trồng cây; cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn…

Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), chỉnh phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ nhứng năm 30 của thể kỷ 20, Pháp đã quy thuộc hai quần đảo vào các tỉnh đất liền, cho quân đồn trú, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco thang 9/1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham dự củ 51 quốc gia. Tại hội nghị này, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của 50 quốc gia tham dự còn lại.

Sau khi ký hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Pháp đã chuyển giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã chiếm hữu trên thực tế và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Sau năm 1975, nước Việt Nam thống nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa và liên tiếp khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo luật pháp quốc tế đương thời về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình đã chiếm hữu, thực thi, quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách nhà nước, một cách liên tục hòa bình. Theo đó Việt Nam đã xác lập, thực thi, chủ quyền trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Quần đỏa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực vào các năm 1956 và 1974; một số bãi ngầm ở Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm bằng vũ lực vào năm 1988. Bất cứ hành động chiếm đóng bằng vũ lực nào ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều vị phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Quần đảo Trường Sa đang là đối tượng tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên (gồm Trung Quốc, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây và 1 bên là Đài Loan).

Thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các nước ven biển có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trải rộng ít nhất là 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng tính chiều rộng lãnh hải và có thể mở rộng thềm lục địa ra tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Cũng như các nước ven biển khác, Việt Nam hoàn toàn có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như Công ước Luật Biển 1982 quy định. Việt Nam đã và đang quản lý có hiệu quả toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, Việt Nam đã khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên ở Biển Đông phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có việc hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, tháng 5/2009, Việt Nam đã trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông vượt ngoài 200 hải lý và Báo cáo chung xác định ranh giới ngoài thềm lục địa giữa Việt Nam và Ma-lai-xia.

Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề ở biển Đông

Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đề tranh chấp trên biển Đông, các bên liên quan cần kiềm chế, cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình; thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC-2002); Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông (2012); Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (2012); sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tranh chấp ở biển Đông hết sức phức tạp: có tranh chấp liên quan đến hai nước; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực; có những vấn đề liên quan đến các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh, an toàn hàng hải. Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.

Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và nỗ lực cùng các bên liên quan bỏa đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải cho tàu thuyền của các nước qua lại biển Đông phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 và hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông. Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ nghiêm tức DOC, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của mình và sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở những khu vực thực sự có tranh chấp ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển năm 1982. Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Hoàng Sa và Trường Sa - nơi ghi dấu hồn thiêng đất Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO