dành cho sinh viên, giáo viên mầm non của trường cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM mới đây thu hút hàng ngàn lượt sinh viên tham dự.
Tại chương trình, hàng loạt cơ sở giáo dục mầm non tại TPHCM trực tiếp nhận hồ sơ, đối với sinh viên năm cuối. Lương khởi điểm đối với giáo viên mầm non được nhiều đơn vị chào ở mức 6 - 12 triệu đồng.
Ngoài ra, còn nhiều hoạt động chuyên môn dành cho sinh viên về các phương pháp giáo dục mới, kỹ năng giao tiếp tại trường mầm non, kỹ năng viết CV (sơ yếu lý lịch - PV), phỏng vấn tìm việc...
Nguyễn Thị Trúc Linh, sinh viên năm cuối ngành Mầm non, trường cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM cho biết bản thân mong muốn tìm được công việc phù hợp với khả năng, đồng thời có thể vừa làm việc vừa học liên thông lên đại học.
Lương khởi điểm cô gái kỳ vọng ở mức 7 triệu đồng. Với mức này, Linh cho là "vừa vừa đủ" vì bản thân vốn chi tiêu tiết kiệm, không hoang phí. Hơn nữa, hiện tại cô chưa thuê nhà trọ, hàng ngày vẫn đi đi về về giữa Cần Đước, Long An và TPHCM nên chưa gánh nặng khoản tiền trọ.
Có một điều đặc biệt, ngày hội tuyển giáo viên mầm non tràn sắc màu và âm thanh sôi động. Tại rất nhiều gian hàng, không ít nhà tuyển dụng áp dụng nhiều cách làm nổi bật mình, thu hút sự chú ý bằng các chiêu trò.
Bên tuyển dụng gồm các nhà quản lý, giáo viên, nhân viên các trường còn "chơi trội" bằng cách hóa trang, nhảy múa, hát hò mời gọi các bạn sinh viên ghé vào khu vực trường mình nộp hồ sơ ứng tuyển. Nhân sự trẻ bước qua các gian hàng này rất khó cưỡng lại sự mời gọi nhiệt tình, phong cách đáng yêu kiểu rất... mầm non này.
Cảnh tuyển dụng sôi động, tấp nập là vậy nhưng nhiều nhà quản lý cơ sở mầm non phải thốt lên "bề ngoài cười nụ, bên trong khóc thầm". Bởi dù nhận nhiều hồ sơ ứng viên là vậy nhưng chưa chắc trường đã tuyển nổi người nào.
Bà Trần Khánh Toàn, thành viên Ban giám hiệu hệ thống Trường mầm non Yên Con, TPHCM chia sẻ, trường tiếp nhận data (số liệu, dữ liệu) ứng viên rất nhiều nhưng để tuyển được giáo viên mầm non không dễ. Các bạn năm cuối tìm hiểu, nộp hồ sơ đông vui vậy nhưng sau đó, nhiều người về quê tìm việc hoặc làm công việc trái ngành.
"Khi chúng tôi liên lạc, nhiều bạn trả lời đã về quê rồi, không lên lại nữa vì các lý do như bố mẹ không cho phép, mức lương thấp... ", bà Toàn chia sẻ.
Dù vậy trường vẫn kiên trì đến các chương trình việc làm kết nối ứng viên với hy vọng tìm được những hạt giống tốt, những nhân tố tốt.
Theo bà Toàn, thiếu giáo viên mầm non là tình trạng chung của rất nhiều trường. Trường không tuyển được hoặc tuyển vào rồi cũng rất khó để giữ người. Có nhiều cô vào dạy vài tháng, vài tuần, có khi . Thiếu giáo viên nên việc Hiệu trưởng, quản lý trực tiếp xắn tay vào dạy học, chăm sóc trẻ cũng là việc rất bình thường tại các trường mầm non.
Bà Trần Khánh Toàn cho rằng, để đào tạo cô giáo mầm non vừa rời giảng đường bắt nhịp được với yêu cầu thực tế mất rất nhiều công sức, tiền bạc. Vậy nhưng trường đào tạo xong thì nhiều bạn lại , có khi chỉ vì mức lương lệch nhau vài trăm nghìn.
Nói về mức lương, bà Toàn đánh giá, so với nhiều ngành nghề hiện nay, mức lương ban đầu của giáo viên mầm non không thấp. Chưa kể, để giữ chân các cô, nhiều trường thực hiện chính sách tăng lương theo kỳ chứ không chờ đến năm.
Bà Trần Khánh Toàn nêu quan điểm, đối với giáo viên mầm non, đầu vào từ lớp 12 cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nền tảng, định hướng, trách nhiệm với nghề nghiệp. Còn hiện nay không dễ tìm thấy những phẩm chất này từ các ứng viên trẻ.
ThS Nguyễn Nguyên Bình, Hiệu trưởng trường cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM trải lòng, mong các nhà tuyển dụng cảm thông cho những rụt rè thuở ban đầu, nếu có, của sinh viên. Quá trình tiếp nhận, mong các nhà tuyển dụng nghiêm khắc nhưng cũng tận tình, đồng thời tạo môi trường, động viên khuyến khích và bồi dưỡng thêm những thiếu sót vì hạn chế về kinh nghiệm thực tế.
Còn với sinh viên, ông Bình nhấn mạnh yếu tố thành công của mỗi người ở bất cứ tổ chức nào là mình mang lại cho tổ chức điều gì, tổ chức thay đổi thế nào khi mình ở đó. Bước vào thị trường lao động, sinh viên ra trường phải là một nhân viên, giáo viên có thái độ đúng đắn, đúng mực với người lãnh đạo và học trò của mình.
Theo báo cáo năm 2022 của Bộ GD&ĐT, mầm non là bậc học thiếu giáo viên nhiều nhất. Cả nước thiếu gần 49.000 giáo viên mầm non, còn ở bậc tiểu học thiếu hơn 20.000, THCS thiếu hơn 14.600 giáo viên và THPT thiếu hơn 11.100 giáo viên.