Điểm tin kinh doanh 23/12: Giá vàng bất ngờ tăng dữ dội

Việt Báo (Tổng hợp)| 23/12/2022 06:00

Giá vàng hôm 22/12: Bất ngờ tăng dữ dội; Cứ 5 năm, số vụ kiện phòng vệ với hàng Việt lại tăng gấp đôi

- Giá vàng hôm 22/12: Bất ngờ tăng dữ dội

Giá vàng hôm 22/12 tăng mạnh theo đà tăng của thế giới.

Ở thị trường trong nước, lúc 9 giờ 15, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào 66,15 triệu đồng/lượng, bán ra 66,95 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua nhưng lại giảm khoảng 250.000 đồng mỗi lượng so với sáng hôm qua.

Công ty Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ) giao dịch vàng SJC ở mức 65,9 triệu đồng/lượng mua vào, 66,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Công ty PNJ niêm yết vàng trang sức mua vào 53,15 triệu đồng/lượng, bán ra 54,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua.

Trong khi công ty SJC giao dịch vàng trang sức 24K quanh 53,2 triệu đồng/lượng mua vào, 54,3 triệu đồng/lượng bán ra.

Tới 9h20' 22/12, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.819 USD/ounce, tăng 6 USD/ounce so với đêm trước. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2023 trên sàn Comex New York ở mức 1.827,1 USD/ounce, tăng 9,1 USD/ounce so với đêm trước.

Đêm 21/12 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.813 USD/ounce. Vàng giao tháng 2 trên sàn Comex New York ở mức 1.818 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 21/12 thấp hơn khoảng 0,4% (8 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,6 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 14,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 21/12.

- Tỷ giá USD hôm 22/12: Thị trường và ngân hàng cùng giảm sâu

Tỷ giá USD hôm 22/12 của ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do giảm sâu so với phiên trước.

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong ngày 22/12 ở mức 23.636 đồng, giảm 5 đồng so với mức công bố trước.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tăng mạnh so với mức niêm yết trước. Cụ thể, lúc 9 giờ 30 phút, Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.560 – 23.870 đồng/USD, đảo chiều giảm 20 đồng/USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.

Tỷ giá USD trên thị trường tự do sáng 22/12 chỉ đi ngang so với phiên trước. Tại thị trường Hà Nội, lúc 9 giờ 30 phút, đồng USD giao dịch (mua - bán) ở quanh mức 23.940 – 24.010 đồng/USD, giảm mạnh 33 đồng/USD chiều mua và chiều bán ra so với phiên trước.

- VNPT đạt doanh thu hơn 55 ngàn tỷ trong năm 2022

Năm 2022, tổng doanh thu Tập đoàn VNPT đạt 55.209 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 97,5% kế hoạch. Lợi nhuận Tập đoàn này đạt 6.629 tỷ đồng, bằng 104,6% kế hoạch. Nộp ngân sách nhà nước đạt 5.228 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đạt 9,35%. Đảm bảo 100% việc làm và thu nhập ổn định ở mức khá cho người lao động trong mặt bằng chung so với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước.

Doanh thu dịch vụ băng rộng duy trì mức tăng trưởng 6% trong năm 2022, giữ vững thị phần vị trí số 1. Dịch vụ truyền hình trả tiền có tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt trên 20%, duy trì liên tục trong 3 năm 2020 – 2022 và chiếm vị trí số 1 về thị phần. Doanh thu một số nhóm Dịch vụ số doanh nghiệp có mức tăng khả quan so với cùng kỳ 2021, trong đó đặc biệt tăng mạnh tại các nhóm dịch vụ: Hạ tầng số (tăng 57%), Giáo dục số (tăng 74%), Quản trị doanh nghiệp (tăng 68%), đại diện VNPT cho biết thêm.

- Bảy nhóm sản phẩm sẽ trở thành xu hướng trên thế giới trong 2023

Các sản phẩm cho người cao tuổi, tiện dụng, chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe, cỡ nhỏ, thân thiện môi trường, địa phương, mang tính đổi mới được dự báo sẽ trở thành xu hướng trên thế giới.

Hãng tin Bangkokbiz ngày 21/12 đã đưa ra dự báo về bảy nhóm sản phẩm sẽ trở thành xu hướng trên thế giới trong năm tới.

Thứ nhất là các sản phẩm cho người cao tuổi. Thị trường cho người cao tuổi sẽ chú trọng vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Thứ hai là các sản phẩm tiện dụng. Thói quen của người tiêu dùng hiện nay đề cao tính tiện dụng, do đó các nhà sản xuất phải tìm cách cho ra đời các sản phẩm càng tiện dụng càng tốt, ví dụ như trái cây cắt lát.

Thứ ba là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe. Người tiêu dùng có xu hướng chú trọng hơn vào sức khỏe và bản thân sau khi trải qua đại dịch COVID-19. Thị trường cho các sản phẩm như vậy hứa hẹn được chào đón nhiều hơn trong năm tới.

Thứ tư là các sản phẩm cỡ nhỏ. Người tiêu dùng thế hệ mới thường thích thử những sản phẩm mới và tiện lợi khi sống độc thân hoặc trong gia đình nhỏ.

Thứ năm là các sản phẩm thân thiện môi trường. Người tiêu dùng hiện nay đang quan tâm nhiều hơn đến môi trường cùng tác động của những món đồ mà họ sử dụng thải ra đối với môi trường.

Thứ sáu là các sản phẩm địa phương. Xu hướng yêu thích sản phẩm địa phương đang phát triển liên tục kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-9.

Và nhóm sản phẩm thứ bảy được dự đoán sẽ trở thành “hot trend” trong năm 2023 là các sản phẩm mang tính đổi mới.

- Cứ 5 năm, số vụ kiện phòng vệ với hàng Việt lại tăng gấp đôi

Số lượng vụ việc phòng vệ thương mại nhắm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam ngày một tăng, cứ 5 năm số lượng vụ việc tăng gấp đôi, hiện đã có 224 vụ kiện với hàng Việt.

Giai đoạn 2005-2010 là 25 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng Việt, thì đến giai đoạn 2011-2015 tăng lên 52 vụ và giai đoạn 2016-2021 là 109 vụ. Đến tháng 10/2022, có tổng 224 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam

Số liệu năm 2021, Mỹ là quốc gia có số vụ điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam với 41 vụ, Ấn Độ là 28 vụ, Thổ Nhĩ Kỳ 24 vụ, Canada 18 vụ, Indonesia 11 vụ, Malaysia 10 vụ, Thái Lan 8 vụ…

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin kinh doanh 23/12: Giá vàng bất ngờ tăng dữ dội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO