Điểm tin kinh doanh 22/7: Giá vàng tiếp đà giảm trước thềm cuộc họp của Fed

Việt Báo (Tổng hợp)| 22/07/2023 06:00

Tỷ giá USD/VND có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm nay; Tăng rực rỡ, VN-Index vọt lên mốc 1.185 điểm

gia-vang-hom-nay-5-7-1-1688522127-587-width2000height1333.jpg

- Giá vàng tiếp đà giảm trước thềm cuộc họp của Fed

Giá vàng thế giới hôm 21/7 tiếp đà giảm khi chỉ số đô la Mỹ phục hồi và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng tác động tiêu cực đến thị trường kim loại quý.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/7/2023, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.973,37 USD/ounce, giảm 5,52 USD so với cùng thời điểm ngày 20/7.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 56,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 10,24 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 10/2023 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchange ở mức 1993,1 USD/ounce, tăng 2,9 USD trong phiên và giảm 5,8 USD so với cùng thời điểm ngày 20/7.

Giá vàng thế giới hôm 21/7 tiếp đà giảm khi chỉ số đô la Mỹ phục hồi và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng tác động tiêu cực đến thị trường kim loại quý.

Sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động đồng bạc xanh tăng 0,51% lên mốc 100,5 đã lấy đi sức hấp dẫn của vàng đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Các nhà đầu tư lạc quan rằng, vàng vẫn có tiềm năng tăng giá khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chỉ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp tuần tới, thay vì 2 tăng lãi suất 25 điểm cơ bản như đã thông báo.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích thị trường dự báo giá vàng có thể tăng lên 2.000 USD/ounce nếu Fed dừng chu kỳ nâng lãi suất sau một đợt tăng nữa trong tháng này.

Naeem Aslam, Giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Markets cho biết, ông kỳ vọng đợt tăng lãi suất vào tuần tới sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed, từ đó tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong tương lai.

Hiện tại, thị trường dường như chắc chắn Fed tăng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách diễn ra vào tuần tới. Theo công cụ FedWatch của CME, có 99,8% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tới của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC).

Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/7, giá vàng SJC trong nước được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 66,55-67,15 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 50.000 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/7.

Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 66,50-67,20 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/7.

Phú Quý SJC niêm yết giá vàng 9999 tại Hà Nội ở mức 66,45-67,05 triệu đồng/lượng, giữ nguyên ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/7.

Trong khi tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 66,60-67,20 triệu đồng/lượng giữ nguyên ở chiều mua và tăng 20.000 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm ngày 20/7.

- Tỷ giá USD/VND có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm nay

Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng khoảng 2% trong cả năm nay và tỷ giá liên ngân hàng tại Việt Nam có thể lên quanh mức 24.100 VND đổi 1 USD vào cuối năm nay dưới tác động của nhiều yếu tố trái chiều.

Theo nhận định mới nhất của KB Securities (KBSV), tỷ giá USD/VND sẽ chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều trong nửa cuối năm nay và có thể tỷ giá sẽ tăng khoảng 2% trong cả năm 2023. Do đó tỷ giá liên ngân hàng tại Việt Nam có thể lên quanh mức 24.100 VND đổi 1 USD.

Với định hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) hiện nay, KBSV nhận định mức mất giá này sẽ không khiến SBV phải có hành động cụ thể để ổn định tỷ giá như tăng lãi suất, hay bán ra dự trữ ngoại hối.

Trên thực tế, việc Việt Nam Đồng giảm giá ở 1 mức độ vừa phải cũng sẽ mang lại tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, dù có thể phải đánh đổi với sự ổn định vĩ mô, đặc biệt liên quan đến dòng chảy vốn.

Tỷ giá USD/VND trên thực tế đã có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu tháng 7 và áp lực tỷ giá trong 6 tháng cuối năm được KBSV nhận định là sẽ rất đáng chú ý.

- Tăng rực rỡ, VN-Index vọt lên mốc 1.185 điểm

VN-Index tăng tới hơn 13 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Hầu hết các ngành "xanh mướt", trong đó nổi bật hơn cả là nhóm bất động sản.

Cổ phiếu ngân hàng phần lớn "xanh mướt". Các mã tăng trên 1% có thể kể đến: BID tăng 1,08%, VPB tăng 1,9%, TCB tăng 1,25%, MBB tăng 1,08%, STB tăng 3,23%, HDB tăng 1,18%, EIB tăng 1,52%, OCB tăng 1,1%.

Cổ phiếu chứng khoán không thể đứng ngoài cuộc vui chung cả thị trường. Theo đó, SSI tăng 2,68%, VND tăng 3,58%, VCI tăng 1,19%, HCM tăng 1,84%, VIX tăng 3,32%, FTS tăng 2,71%, BSI tăng 2,76%, CTS tăng kịch trần.

Nhóm ngân hàng tăng rực rỡ. Cụ thể, VHM tăng 2,25%, NVL tăng 2,36%, KBC tăng 5,68%, KDH tăng 2,34%, DXG tăng 3,46%, CRE tăng 4,75%, DXS tăng 2,5%, CII tăng 3,59%, AGG tăng 3,45%; DIG và PDR cùng tăng kịch trần.

Nhóm sản xuất cũng diễn biến hết sức tích cực. HPG tăng 0,71%, VNM tăng 1,224%, MSN tăng 4,4%, GVR tăng 2,33%, DPM tăng 1,91%, HSG tăng 3,7%, NKG tăng 2,6%, DBC tăng 4,83%... Ở chiều ngược lại, gây hoang mang nhất là DHG khi ghi nhận mức giảm kịch sàn.

Cổ phiếu bán lẻ giao dịch khả quan khi MWG tăng kịch trần, PNJ tăng 1,39% còn FRT tăng 0,92%. Cổ phiếu hàng không dù kém rực rỡ hơn nhưng cũng tăng điểm, theo đó, HVN và VJC lần lượt có thêm 0,2% và 0,39% giá trị.

Cổ phiếu năng lượng phân hóa hơn khi GAS tăng 0,71%, PGV tăng 6,16%, PLX tăng 2,02% nhưng POW giảm 0,38%.

Toàn sàn HoSE có 348 mã tăng giá, 53 mã đứng giá tham chiếu và 120 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức cao, đạt 18.388 tỷ đồng.

- Samsung rót 20 tỷ USD vào Việt Nam

Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết, đến thời điểm này Samsung đã đầu tư 20 tỷ USD tại Việt Nam, với hơn 100.000 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các nhà máy của Samsung ở 4 địa phương là Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Sáng 21/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ với Samsung những khó khăn mà doanh nghiệp này gặp phải trong năm 2023 và khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Samsung.

Tại đây, Tổng Giám đốc Choi Joo Ho cho biết đến thời điểm này, Samsung đã đầu tư 20 tỷ USD tại Việt Nam, với hơn 100.000 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các nhà máy của Samsung ở 4 địa phương là Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Theo ông Choi Joo Ho, hàng năm Samsung vẫn đầu tư bổ sung 1 tỷ USD và đang nỗ lực giải ngân toàn bộ số vốn đầu tư bổ sung này nhằm duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Theo báo cáo tài chính đã qua kiểm toán năm 2022 của Samsung, trong năm 2022, Samsung đạt doanh thu hơn 234 tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 43 tỷ USD, tăng 39%.

Đáng chú ý, 4 nhà máy tại Việt Nam đóng góp khoảng 30% vào tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, lợi nhuận của các cơ sở này chỉ khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương hơn 10% lợi nhuận cả năm của tập đoàn.

- Vì sao ô tô nhập khẩu tăng dù thị trường ế ẩm?

So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xe nhập khẩu về cảng tăng hơn 11% trong khi sức mua liên tiếp suy giảm ở mức hai chữ số.

Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu gần 71 nghìn ô tô nguyên chiếc, giá trị 1,65 tỷ USD, tăng 11,4% về lượng và 5,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong cùng kỳ so sánh, tổng doanh số bán ô tô của các thành viên VAMA, Hyundai và VinFast đạt khoảng 165 nghìn xe, giảm hơn 30% so với nửa đầu năm trước.

Sang tháng 7, chỉ tính từ ngày 1/7 - 15/7 các đơn vị nhập khẩu đã đưa về cảng 5.392 ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó loại xe dưới 9 chỗ ngồi là 4.320 xe, kim ngạch 95,47 triệu USD, chiếm 80% về lượng và 71% giá trị nhập khẩu.

Theo dữ liệu Hải quan, giá trị bình quân của mỗi xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam là 21.754 USD/xe (xấp xỉ 500 triệu đồng/chiếc).

Nửa tháng qua, lượng xe nhập khẩu cũng tăng nhẹ so với nửa đầu tháng 6, dự báo lượng xe nhập khẩu tiếp tục tăng trong tháng này và các tháng kế tiếp.

Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/7, cả nước nhập khẩu 76.291 ô tô nguyên chiếc, tổng kim ngạch đạt 1,785 tỷ USD.

Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là ba quốc gia xuất khẩu nhiều xe nhất sang Việt Nam, số lượng lần lượt là: 32.373 xe, 25.979 xe và 5.849 xe.

Lý giải về hiện tượng sản lượng xe nhập vẫn tăng hai chữ số trong bối cảnh sức mua yếu, một chuyên viên Bộ Tài chính nhận định: “Các dòng xe nhập khẩu về Việt Nam trong nửa đầu năm nay chủ yếu là xe giá rẻ từ ASEAN, giá trị khai báo hải quan trung bình khoảng 22 nghìn USD/chiếc, chủ yếu là Thái Lan và Indonesia. Những dòng xe này vẫn có chỗ đứng trên thị trường”.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin kinh doanh 22/7: Giá vàng tiếp đà giảm trước thềm cuộc họp của Fed
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO