Điểm tin kinh doanh 17/8: Vàng chưa ngừng rơi

Việt Báo (Tổng hợp)| 17/08/2023 06:00

Novaland (NVL): Cổ đông lớn nhất Novagroup tiếp tục đăng ký bán ra 43 triệu cổ phiếu; Tiền ồ ạt đổ vào cổ phiếu Vingroup

vang-ngoc-thach-1676596534531768419667.jpeg

- Vàng chưa ngừng rơi

Vàng trong nước đồng loạt điều chỉnh trong bối cảnh tỷ giá USD tăng mạnh, bên cạnh vàng thế giới chưa ngừng rơi và lùi xuống mức thấp nhất trong 5 tháng khi chịu áp lực bởi một báo cáo kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi tăng 100.000 đồng/lượng trong ngày hôm 15/8, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng ngày 16/8 đảo chiều giảm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 66,9 – 67,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 66,9 – 67,5 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với hôm 15/8, hiện đứng ở mức 56,24 – 67,09 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,2 xuống 1.901,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng 16/8, giá vàng đảo chiều hồi nhẹ lên mức 1.903,6 USD/ounce.

Giá vàng tương lai giao tháng 12/2023 trên sàn Comex New York giảm 8,8 USD, tương ứng giảm 0,45% xuống 1.935,2 USD/ounce.

Vàng tiếp tục giảm nhẹ xuống mức thấp nhất trong 5 tháng khi chịu áp lực bởi một báo cáo kinh tế Mỹ tốt hơn mong đợi.

Cụ thể, báo cáo doanh số bán lẻ cho tháng 7 của Hoa Kỳ tăng 0,7% so với tháng 6, đây là một bất ngờ và cao hơn kỳ vọng của thị trường là tăng 0,4% so với tháng 6 và so với mức tăng 0,2% trong báo cáo tháng 6. Báo cáo này thuộc phe diều hâu về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và là điểm dữ liệu quan trọng cuối cùng của Hoa Kỳ trước hội nghị chuyên đề hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang vào tuần tới tại Jackson Hole, Wyoming.

Dữ liệu kinh tế Trung Quốc công bố hôm thứ Ba cho thấy kết quả đáng thất vọng. Đó là xu hướng giảm giá đối với các kim loại vì nó cho thấy nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc. Tăng trưởng chậm hơn trong sản lượng công nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng đã được báo cáo. Cục Thống kê Quốc gia cho biết nhu cầu trong nước vẫn "không đủ" và "nền tảng phục hồi của nền kinh tế vẫn cần được củng cố", theo Bloomberg.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho các khoản vay một năm 0,15%, xuống còn 2,50%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Đó là lần cắt giảm lãi suất thứ hai trong năm nay sau lần cắt giảm 0,10% vào tháng Sáu.

Các dữ liệu khác được công bố hôm thứ Ba cho thấy sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đang chậm lại. Đầu tư bất động sản tại Trung Quốc tiếp tục sụt giảm.

Trong khi đó, Nga đã tăng lãi suất cơ bản trong một cuộc họp khẩn cấp để vực dậy nền kinh tế Nga đang điêu tàn và đồng tiền đang mất giá, đồng rúp. Nga tăng tỷ lệ chính lên 12% từ 8,5%.

Neel Kashkari, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis đã củng cố ý tưởng về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất nhiều hơn trong năm nay khi ông nói rằng Fed “chưa sẵn sàng tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát cao.”

Sự thật là việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất hơn nữa sẽ tạo ra nhiều cơn gió giảm giá hơn đối với vàng, điều hiển nhiên là giá vàng tiếp tục giảm ngày hôm nay. Vàng đã giảm trong 7 ngày giao dịch liên tiếp vừa qua.

Với mức giá khoảng 1.903,6 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 56,09 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 11,43 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng 16/8 đứng ở mức 103,21 điểm.

Tỷ giá trung tâm hôm ngày 16/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.918 đồng/USD, tăng 37 đồng so với hôm 15/8. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.723 – 25.113 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng 16/8 niêm yết ở mức 23.400 đồng/USD ở chiều mua vào và 25.056 đồng/USD ở chiều bán ra.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 23.700 – 24.240 đồng/USD.

Sáng 16/8 tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.800 đồng/USD và bán ra là 24.000 đồng/USD.

- Viettel tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) được vinh danh là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á theo đánh giá của Brand Finance – tổ chức hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh về định giá thương hiệu.

Năm 2023, Viettel được định giá gần 9 tỉ USD, chiếm gần 36% tổng giá trị 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam (25,1 tỷ USD). Kể từ khi Brand Finance công bố giá trị thương hiệu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, giá trị thương hiệu của Viettel đã liên tục tăng trưởng và giữ vững ngôi đầu tại Bảng xếp hạng này.

Theo đánh giá, cảm nhận của công chúng với thương hiệu Viettel như “Mức độ quen thuộc”, “Cân nhắc sử dụng thương hiệu” và “Sẵn sàng giới thiệu thương hiệu” được xếp hạng cao nhất với điểm số trên 9/10.

Viettel cũng được đánh giá cao giá trị cảm nhận về tính bền vững theo nghiên cứu độc lập của Brand Finance. Trong năm 2022, Viettel đã chia sẻ khoảng hơn 380 tỷ VNĐ cho các hoạt động trách nhiệm xã hội với tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, viễn thông nước ngoài của Viettel đạt hơn 13.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 18%.

- Novaland (NVL): Cổ đông lớn nhất Novagroup tiếp tục đăng ký bán ra 43 triệu cổ phiếu

CTCP Novagroup, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Địa ốc và đầu tư No va (Novaland, mã NVL – sàn HOSE) tiếp tục đăng ký bán 43 triệu cổ phiếu NVL.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 18/8 đến ngày 15/9, theo phương thức thỏa thuận. Mục đích giao dịch nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu các khoản nợ, nghĩa vụ khác.

Nếu giao dịch thành công, Novagroup sẽ giảm sở hữu tại NVL từ 451,59 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 23,157% xuống còn 408,59 triệu cổ phần, tỷ lệ 20,952%.

Trước đó, từ ngày 16/6 – 14/7, Novagroup đã bán 83 triệu cổ phiếu NVL trong số 136 triệu đơn vị đã đăng ký bằng phương pháp khớp lệnh và thỏa thuận. Lý do không hoàn tất giao dịch được Novagroup đưa ra là “Công ty thay đổi thời gian giao dịch để phù hợp với kế hoạch hỗ trợ cơ cấu nợ”.

Bên cạnh Novagroup, cổ đông lớn thứ 2 của Novaland là Diamond Properties gần đây cũng liên tiếp bán ra cổ phiếu NVL. Cụ thể, từ ngày 21-24/7, Diamond Properties đã bán hơn 4,73 triệu cổ phiếu NVL theo phương thức khớp lệnh, giảm sở hữu tại Novaland xuống còn 187,26 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,603%; ngày 1/8 vừa qua tổ chức này tiếp tục bán 62.049 cổ phiếu NVL, giảm sở hữu tại NVL xuống còn gần 187,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,599%.

Trên thị trường, cổ phiếu NVL vừa có đợt tăng khá mạnh mẽ và đã xác lập mức giá cao nhất trong năm nay tại 21.250 đồng/CP khi đóng cửa phiên 14/8. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu NVL đã chịu áp lực bán chốt lời và quay đầu điều chỉnh, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/8 tại mức giá 20.650 đồng/CP, tăng gần 50% so với thời điểm đầu năm và tăng gấp đôi so với mức giá thấp nhất trong năm (giá đóng cửa ngày 1/3/2023 tại 10.250 đồng/CP).

Về hoạt động kinh doanh, quý II/2023, Novaland ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 1.040 tỷ đồng và lợi nhuận âm 201 tỷ đồng; trong khi quý trước đạt 604 tỷ đồng doanh thu và lỗ 410 tỷ đồng.

- Tiền ồ ạt đổ vào cổ phiếu Vingroup

Giao dịch cuối phiên chiều nay (16/8) tích cực, VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất phiên, nhờ lực kéo của nhóm vốn hóa lớn. Nhà đầu tư tiếp tục đua trần mua cổ phiếu Vingroup.

Cổ phiếu VIC tiếp tục dẫn dắt thị trường, đóng góp gần 5 điểm cho VN-Index. VHM theo sau, góp thêm 1,3 điểm. Thanh khoản của VIC lên hơn 1.467 tỷ đồng, cao nhất toàn thị trường. 19,4 triệu cổ phiếu sang tay trong phiên và vẫn còn 3 triệu đơn vị dư mua giá trần.

Tuy nhiên, một số thời điểm trong phiên, VIC tuột khỏi mức trần trước áp lực chốt lời. Cổ phiếu của Vingroup đã tăng 47% chỉ trong 1 tháng và riêng tuần qua là 15%. Trước diễn biến bùng nổ của VIC hôm nay, không ít nhà đầu tư đã hiện thực hóa lợi nhuận.

Bên cạnh tâm điểm Vingroup, chứng khoán trong nước còn ghi nhận diễn biến tích cực ở nhóm ngân hàng. TCB, VPB, STB, BID, VCB cùng lọt nhóm dẫn dắt thị trường. STB tăng mạnh 4,4%, thanh khoản 45 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.449 tỷ đồng, chỉ xếp sau VIC. Nhóm ngân hàng ngập trong sắc xanh, với 20/27 mã tăng giá. Sự trở lại mạnh mẽ của các mã nhà băng củng cố thêm sắc xanh cho VN-Index, trong bối cảnh thị trường chung phân hóa.

Trên HoSE, sắc đỏ lấn át, với 243 cổ phiếu giảm giá. Tuy nhiên, VN30 lại phát tín hiệu tích cực, chỉ số đại diện tăng tới 15,7 điểm, vượt trội so với VN-Index.

- MIC sắp phát hành hơn 8,2 triệu cổ phiếu chia cổ tức năm 2022

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HoSE: MIG) vừa công bố ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2022 là 25/8.

Theo kế hoạch, MIC sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương đương cứ 100 cổ phiếu sở hữu, cổ đông nhận được 5 cổ phiếu. Với 164,45 triệu cổ phiếu đang lưu hành, MIC dự kiến phát hành thêm 8,22 triệu cổ phiếu mới, nâng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên 172,67 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 1.726,7 tỷ đồng. Thời gian phát hành cổ phiếu dự kiến trong quý 2 và quý 3/2023.

MIC lên kế hoạch chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ là 10%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu. Ngày 11/8 vừa qua, cổ đông của công ty đã nhận được phần cổ tức bằng cổ phiếu. Với tỷ lệ 5%, tương đương mỗi cổ phiếu nhận được 500 đồng, MIC đã chi hơn 82,2 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông. Nguồn vốn thực hiện chia cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2022.

Về tình hình kinh doanh, quý 2/2023, MIC có doanh thu thuần đạt 933 tỷ đồng, tăng trưởng 12%, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 1.209 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Công ty cũng ghi nhận sự tăng trưởng tốt tại mảng kinh doanh tài chính khi chứng kiến mức tăng tới 40% của doanh thu hoạt động tài chính, đạt 67 tỷ đồng.

Sau khi giảm trừ các loại chi phí, MIC ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 75 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần cùng kỳ, tuy nhiên vẫn thấp hơn 13% so với kết quả quý 1. Mức tăng vọt của quý 2 năm nay chủ yếu do mức nền thấp của quý 2 năm trước.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
  • Chứng khoán kỳ vọng làn gió mới
    Thanh khoản sụt giảm mạnh, khối ngoại bán ròng khiến chứng khoán Việt èo uột trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
  • Bản tin nông sản hôm nay (5-11): Giá hồ tiêu đi ngang, cà phê giảm 500 đồng/kg
    Giá hồ tiêu hôm nay (5-11) duy trì xu hướng ngang giá ở phần lớn các vùng trọng điểm, giao dịch quanh mốc 140.000 -141.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê giảm 500 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg.
  • Nhận định chứng khoán 5/11: Thị trường có thể đi ngang
    Thị trường chứng khoán có thể sẽ đi ngang và biến động quanh mức hiện tại trong phiên hôm nay 5/11. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.240 – 1.250 điểm trong những phiên giao dịch tới, các cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán nên thị trường được kỳ vọng sớm hồi phục trong những phiên giao dịch tới.
  • Đưa sầu riêng, bưởi da xanh miền núi lên sàn thương mại điện tử
    Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại nông sản như sầu riêng, bưởi da xanh… có giá trị kinh tế cao nhưng việc tiêu thụ chưa bền vững. Nâng cao chất lượng, mẫu mã nông sản, liên kết tiêu thụ, bán hàng qua sàn thương mại điện tử là những giải pháp đang được các ngành, doanh nghiệp thực hiện nhằm giải quyết đầu ra ổn định cho bà con.
  • Việt Nam xuất khẩu thủy sản tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD
    Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm (từ tháng 6/2022), xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng...
  • Giá xăng dầu hôm nay (5-11): Xanh sàn
    Giá xăng dầu thế giới giữ đà leo dốc, sau quyết định giữ nguyên sản lượng của OPEC+ và "hóng" kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin kinh doanh 17/8: Vàng chưa ngừng rơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO