Điểm tin công nghệ 4/9: Bùng nổ nhu cầu AI, doanh thu Nvidia lập kỷ lục mới

Việt Báo (Tổng hợp)| 04/09/2023 06:00

Trung Quốc muốn sản xuất memory chip AI bất chấp Mỹ cấm vận; Lenovo Legion Glass xuất hiện với giá 12 triệu đồng

nvidia-smashes-performance-records-on-ai-inference.jpg

- Bùng nổ nhu cầu AI, doanh thu Nvidia lập kỷ lục mới

Bùng nổ nhu cầu chip AI nhờ vào cơn sốt phát triển trí tuệ nhân tạo giúp cho doanh thu trong quý II/2023 của Nvidia tăng 101% so với một năm trước.Theo dõi TGVN trên

Trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/7, Nvidia thu về 13,51 tỷ USD, thiết lập kỷ lục mới cho công ty. “Kỷ nguyên điện toán mới đã bắt đầu. Doanh nghiệp toàn cầu đang thực hiện chuyển từ mục đích chung sang điện toán tăng tốc (sử dụng phần cứng nhằm tăng tốc tính toán) và AI tạo sinh”, theo chia sẻ của Jasen Huang, nhà sáng lập kiêm CEO Nvidia.

Ông Huang còn cho biết thêm nhu cầu đối với những sản phẩm của Nvidia vô cùng lớn và công ty sẽ mở rộng công suất sản xuất. Nguồn cung sẽ tăng mạnh trong phần còn lại của năm 2023 cũng như năm sau.

Phần lớn nhu cầu chip AI của Nvidia đến từ Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ đã áp đặt những biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm vào nước này. Nvidia chia sẻ, người mua Trung Quốc chiếm từ 20-25% doanh thu sản phẩm trung tâm dữ liệu. Tổng cộng, những sản phẩm trung tâm dữ liệu đóng góp 10,32 tỷ USD, tăng tới 171% so với quý II/2022.

Một số ông lớn Internet Trung Quốc đang chạy đua giành giật chip Nvidia hiệu suất cao. Theo tờ Financial Times, đơn hàng của họ đạt mức 5 tỷ USD trước nỗi lo Mỹ tiếp tục siết chặt lệnh cấm xuất khẩu.

Vào tháng 9/2022, Washington đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu mới nhằm vào vi xử lý đồ họa (GPU) cao cấp cùng bộ xử lý tăng tốc AI dùng trong điện toán hiệu suất cao tại Trung Quốc. Động thái này nhằm hạn chế hơn nữa những tiến bộ công nghệ cũng như quân sự của Trung Quốc.

Sau khi việc bán chip AI A100 và H100 của Nvidia bị ảnh hưởng do lệnh cấm, công ty đã bắt đầu bán chip A800 và H800 thấp cấp hơn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc siết chặt hạn chế xuất khẩu hơn nữa để Nvidia không bán được chip AI sang Trung Quốc.

- Lenovo Legion Glass xuất hiện với giá 12 triệu đồng

Lenovo vừa giới thiệu chiếc kính thực tế ảo mới của hãng mang tên Lenovo Legion Glass, kính ra mắt với màn hình micro-OLED độ phân giải 1.920 x 1.080 cho mỗi bên, tương thích với hầu hết các thiết bị Windows, Android và macOS có cổng USB-C.

Lenovo Legion Glass sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường để cho phép bạn mang theo màn hình khổng lồ của mình đi bất cứ đâu với thiết kế nhỏ gọn như một cặp kính râm.

Legion Glass sở hữu màn hình micro-OLED độ phân giải 1.920 x 1.080 mỗi bên, tốc độ làm mới 60Hz và góc nhìn 100 độ.

Sản phẩm đi kèm camera phía trước, hai micro và hai loa, để truyền màn hình, bạn sẽ cần một thiết bị có kết nối USB-C.

Kính tương thích với hầu hết các thiết bị Windows, Android và macOS có cổng USB-C. Sản phẩm này được sử dụng để chơi game, xem video và truy cập các ứng dụng khác.

Bên cạnh đó, chúng cũng hỗ trợ theo dõi đầu và mắt, có thể được sử dụng để điều khiển con trỏ hoặc điều hướng qua các menu.

Lenovo Legion Glass được bán với giá 499 USD (khoảng 12 triệu đồng).

- Trung Quốc muốn sản xuất memory chip AI bất chấp Mỹ cấm vận

Theo nguồn tin trong ngành, Trung Quốc đang tìm cách sản xuất bộ nhớ băng thông cao (HBM), thế hệ memory chip tiếp theo dành riêng cho bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI).

Nguồn tin tiết lộ, dù bắt kịp các gã khổng lồ như Samsung Electronics, SK Hynix, Micron Technology là điều khó khăn, chính phủ Trung Quốc xác nhận. Nhà sản xuất DRAM hàng đầu trong nước – Changxin Memory Technologies (CXMT) – là hi vọng lớn nhất đối với HBM nhưng có thể mất tới 4 năm để đưa được sản phẩm ra thị trường.

Nếu CXMT hoặc các hãng chip Trung Quốc khác quyết định tiếp tục, họ sẽ phải dùng công nghệ kém hiện đại hơn để sản xuất DRAM, loại đang có nhu cầu lớn trên thế giới.

SK Hynix – công ty Hàn Quốc đang chiếm khoảng 50% thị phần toàn cầu – phát triển HBM từ tháng 10/2021 và bắt đầu sản xuất quy mô lớn vào tháng 6/2022. Trong tài liệu quảng cáo, SK Hynix gọi công nghệ HBM là “điều kiện tiên quyết cho công nghệ lái tự động Level 4 và 5 trong xe tự hành”.

Theo hãng tư vấn công nghệ TrendForce, nhu cầu chip HBM được kỳ vọng tăng gần 60% trong năm 2023 do chúng là giải pháp ưu tiên để vượt qua hạn chế tốc độ truyền dữ liệu bộ nhớ do giới hạn băng thông.

Tuần trước, SK Hynix thông báo đã phát triển thành công HBM3E, thế hệ tiếp theo của DRAM cao cấp cho các ứng dụng AI và đang cung cấp mẫu thử cho khách hàng để đánh giá hiệu suất. Việc sản xuất đại trà dự kiến diễn ra nửa đầu năm 2024 với các khách hàng như AMD, Nvidia.

Nvidia thiết lập tiêu chuẩn ngành mới thông qua dùng chip HBM để tăng tốc truyền dữ liệu giữa GPU và ngăn xếp bộ nhớ (memory stack). Nó được săn đón chỉ sau chip đồ họa H100 trang bị hệ thống HBM3, cung cấp băng thông bộ nhớ 3 terabyte/giây.

HBM xếp chồng memory chip theo chiều dọc, về cơ bản rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các thông tin. Các tháp bộ nhớ này kết nối với CPU hoặc GPU thông qua kết nối cực nhanh có tên “interposer”.

Ngoài SK Hynix, các hãng đầu ngành trong HBM là Samsung Electronics và Micron Technology. Theo người trong ngành, dù hiệu suất cao, sản xuất chip HMB lại không nhất thiết cần công nghệ in thạch bản tối tân như EUV. Vì vậy, Trung Quốc có thể tự sản xuất phiên bản riêng mà không có thiết bị mới nhất. Trung Quốc sở hữu một số công ty tương đối tiên tiến trong lĩnh vực đóng gói mật độ cao như Changjiang Electronics Technology.

Một giám đốc tại công ty điều khiển chip nhớ cho biết, “sẽ không ngạc nhiên nếu CXMT tham gia sản xuất HMB”. Ông nghĩ rằng CXMT có thể sản xuất DRAM trên quy trình 17 hoặc 19nm, đi sau vài thế hệ so với các đồng nghiệp khác cùng ngành.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin công nghệ 4/9: Bùng nổ nhu cầu AI, doanh thu Nvidia lập kỷ lục mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO