Điểm tin công nghệ 25/11: iPhone 16 là chiếc điện thoại '4 mắt' đầu tiên của Apple

Việt Báo (Tổng hợp)| 25/11/2023 06:00

Giới công nghệ kêu gọi EU không siết chặt quản lý AI quá mức; YouTuber kiện Google vì bị cắt doanh thu quảng cáo

iphone-16-he-lo-giao-dien-moi-thay-doi-thiet-ke-voi-4-camera-phoi-mau-moi-khien-dan-tinh-nut-mat-1-190204.jpg

- iPhone 16 là chiếc điện thoại '4 mắt' đầu tiên của Apple

Nhiều hình ảnh rò rỉ của iPhone 16 cho thấy chiếc điện thoại này có đến 4 camera thay vì nhiều nhất là 3 như hiện tại.

Khi mà dòng iPhone 15 vẫn chưa hết nóng, giới công nghệ đã rục rịch chuyển sự quan tâm sang những tin đồn về iPhone 16 series. Theo một số nguồn tin, ngoại hình của iPhone 16 sẽ có sự thay đổi lớn so với các dòng tiền nhiệm.

Cụ thể, theo MacRumors, Apple sẽ bổ sung một phím bấm mới trên dòng sản phẩm iPhone tiếp nối. Phím bấm này sẽ nằm dưới phím nguồn và được thiết kế dạng cảm ứng lực, thay vì vật lý.

Bên cạnh đó, một số tin đồn cũng chỉ ra iPhone 16 sẽ có thêm một camera 3D, nhằm hỗ trợ chụp ảnh 3D. Qua đó, đây sẽ là chiếc điện thoại đầu tiên của Apple có 4 camera sau hay còn được gọi là "4 mắt". Cách sắp xếp camera cũng thay đổi so với trước đây.

Ngoài ra, một số tin đồn còn cho rằng mà hình và camera trước của iPhone 15 sẽ là nốt ruồi. Những thay đổi trên về mặt ngoại hình khiến iPhone 16 trở nên cực kỳ khác biệt so với iPhone 15 và các dòng trước đó.

- Giới công nghệ kêu gọi EU không siết chặt quản lý AI quá mức

Lời kêu gọi được đưa ra khi các nước thành viên và các nhà lập pháp EU đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối về quy tắc AI. Dự kiến, những quy tắc này có thể đặt ra chuẩn mực cho quốc gia khác.

Các doanh nghiệp và hiệp hội công nghệ kêu gọi Liên minh châu Âu (AI) không nên thắt chặt kiểm soát quá mức các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) được gọi là mô hình nền tảng trong các quy tắc AI sắp tới. Họ cho rằng điều đó có thể “bóp nghẹt” hoặc đẩy các công ty khởi nghiệp non trẻ rời khỏi lĩnh vực này.

Lời kêu gọi được đưa ra khi các nước thành viên và các nhà lập pháp EU đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng về các quy tắc AI. Dự kiến, những quy tắc này có thể đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia khác.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn nhất là các mô hình nền tảng, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI. Đây là những hệ thống AI được đào tạo trên các kho dữ liệu lớn, với khả năng học hỏi từ dữ liệu mới để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Trong một bức thư gửi lên EU, Hiệp hội DigitalEurope, bao gồm các thành viên như Airbus, Apple, Ericsson, Google… cho biết để trở thành một trung tâm kỹ thuật số toàn cầu, châu Âu cần các công ty có thể dẫn đầu về đổi mới sáng tạo cũng sử dụng các mô hình nền tảng và AI vì mục đích chung (GPAI).

DigitalEurope cho hay với tư cách là đại diện của ngành công nghiệp kỹ thuật số châu Âu, hiệp hội này nhận thấy những cơ hội to lớn trong các mô hình nền tảng cùng các công ty công nghệ mới đang nổi lên trong không gian này. Nhiều công ty trong số đó được thành lập ở châu Âu. Hiệp hội kêu gọi EU không nên loại bỏ hoặc ép buộc những công ty đó rời đi trước khi họ có cơ hội mở rộng quy mô.

32 hiệp hội kỹ thuật số châu Âu khác cũng đã ký vào bức thư trên của DigitalEurope.

- Chính thức trình làng OPPO Pad Air 2

OPPO Pad Air 2 vừa được tung ra thị trường với chipset Helio G99, viên pin 8.000 mAh, màn hình 11,35 inch và giá từ khoảng 4,44 triệu đồng.

OPPO Pad Air 2 được trang bị màn hình LCD kích thước 11,35 inch, độ phân giải 2.408 x 1.720 pixel, mật độ điểm ảnh 260 ppi, tần số quét 90Hz, tốc độ lấy mẫu cảm ứng 180Hz và mức độ sáng tối đa 400 nits.

Pad Air 2 sử dụng con chip MediaTek Helio G99 kết hợp với 6GB/8GB RAM LPDDR4x và 128GB/256GB bộ nhớ trong UFS 2.2. Thiết bị chạy trên hệ điều hành Android 13 với giao diện người dùng ColorOS 13.2.

Sản phẩm sở hữu camera sau + cảm biến trước cùng độ phân giải 8MP, hệ thống 4 loa stereo với hỗ trợ Dolby Atmos.

Thiết bị mang trên mình một số tùy chọn kết nối như WiFi băng tần kép, Bluetooth 5.2 và USB Type-C.

Cung cấp năng lượng cho máy tính bảng là viên pin 8.000mAh hỗ trợ chuẩn sạc SuperVOOC 33W.

- YouTuber kiện Google vì bị cắt doanh thu quảng cáo

Một YouTuber người Tây Ban Nha đang kiện Google ở Tây Ban Nha vì bị cắt doanh thu quảng cáo. Đây là vụ việc có thể tạo tiền lệ cho quyền lao động của người sáng tạo nội dung, theo liên minh UGT Tây Ban Nha cho biết vào thứ Năm (23/11).

UGT cho biết vụ kiện nhằm chứng minh mối quan hệ việc làm giữa Jota, người sáng tạo nội dung chính trị, và YouTube vì anh ấy thường xuyên cung cấp dịch vụ của mình và nhận doanh thu quảng cáo.

Google Tây Ban Nha đã chặn kênh YouTube "Último Bastión" (Thành trì cuối cùng) của Jota kiếm doanh thu quảng cáo từ tháng 8. Anh ấy nói rằng công ty này đã xoá số tiền đã có trong tài khoản thanh toán YouTube của anh ấy.

Luật sư Bernardo Garcia của anh nói: “Chúng tôi coi đây là sự cắt đứt mối quan hệ lao động”. Ông Garcia cho biết họ đã kêu gọi tòa án xem xét mối quan hệ lao động của Jota và YouTube, cũng như cho rằng việc "sa thải là sai trái".

Kênh của Jota bao gồm các video châm biếm chính trị cánh tả thường sử dụng nguồn cấp dữ liệu từ các kênh chính thức như quốc hội và tòa thị chính. Anh ấy đã thêm phụ đề và các hiệu ứng đặc biệt để hỗ trợ quan điểm của mình.

Google cho biết người tạo nội dung không phải là nhân viên và trong trường hợp cụ thể này, kênh của Jota đã không tuân thủ chính sách kiếm tiền của YouTube.

Phiên điều trần đầu tiên về vụ kiện này dự kiến ​​diễn ra vào ngày 26 tháng 6 năm 2024 tại tòa án Madrid.

- Broadcom hoàn tất thương vụ 69 tỷ USD mua lại công ty công nghệ đám mây VMware

Broadcom vừa tuyên bố đã vượt qua mọi rào cản pháp lý để hoàn tất thương vụ kỷ lục trị giá 69 tỷ USD để mua lại công ty công nghệ đám mây VMware.

Ngày 22/11, Broadcom đã tuyên bố đã vượt qua nút thắt khó khăn nhất về vấn đề pháp lý, sau khi chính quyền Trung Quốc đã chấp nhận thông qua, cho phép thương vụ kỷ lục này được xúc tiến trong thời gian tới.

Ngày 20/11, cơ quan quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc đã cho biết những cam kết của Broadcom bảo đảm hạn chế tác động của việc sáp nhập, do đó cho phép thương vụ này được tiến hành.

Nếu như hoàn tất, thương vụ mua lại công ty công nghệ đám mây VMware của Broadcom sẽ lập kỷ lục trong giới công nghệ toàn cầu.

Nếu như hoàn tất, thương vụ mua lại công ty công nghệ đám mây VMware của Broadcom sẽ lập kỷ lục trong giới công nghệ toàn cầu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lẫn cơ quan hành chính công, bao gồm những ngân hàng, nhà bán lẻ lớn, nhà khai thác viễn thông cùng các cơ quan chính phủ, đều đang hoạt động dựa trên những thiết bị điện tử Broadcom và phần mềm VMware.

Công nghệ của VMware cho phép những tập đoàn lớn kết hợp quyền truy cập đám mây công cộng với mạng nội bộ của Broadcom, nhờ đó giúp cho họ thiết lập chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường điện toán đám mây.

Trước đó, thương vụ mua lại công ty công nghệ đám mây VMware của Broadcom đã nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý cạnh tranh của Anh. Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành cùng cơ quan thực thi chống độc quyền hàng đầu của EU cũng đã thông qua thỏa thuận này sau khi Broadcom nhượng bộ nhằm giải quyết những lo ngại về vấn đề độc quyền.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
  • iPhone 16 Pro nâng cấp 10 tính năng mới‏
    Cập nhật thông tin từ trang công nghệ trên thế giới MacRumors, iPhone 16 Pro sẽ mang đến một loạt các cải tiến đáng chú ý. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những tính năng nào qua bài viết dưới đây.‏
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin công nghệ 25/11: iPhone 16 là chiếc điện thoại '4 mắt' đầu tiên của Apple
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO