- Apple sẽ tự phát triển màn hình microLED?
Mặc dù là công ty độc lập thiết kế trong hầu hết các bộ phận được sử dụng trong các thiết bị của mình, Apple vẫn phụ thuộc vào Samsung hay LG khi nói đến màn hình.
Trong nỗ lực giành quyền kiểm soát tốt hơn đối với nguồn cung cấp màn hình và giảm sự phụ thuộc vào các đối tác như Samsung, Apple được cho là đang đầu tư đáng kể vào công nghệ microLED. Đó là công nghệ màn hình tương đối mới có tiềm năng tốt hơn cả màn hình LCD và OLED.
microLED có khả năng tự phát sáng, nghĩa là không cần đèn nền vẫn mang lại màu đen sâu hơn, tỉ lệ tương phản cao hơn và hiệu quả sử dụng năng lượng tốt hơn. Màn hình cũng rất bền và có thể được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau.
Hiểu được điều này, Apple đang tập trung mạnh mẽ hơn cho việc R&D màn hình microLED cho các sản phẩm của mình. Để làm điều này, công ty đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào R&D. Điều này có thể giúp hãng đưa màn hình microLED ra thị trường nhanh hơn và với chi phí thấp hơn. Bất chấp đang phải đối mặt với những thách thức trong việc sản xuất hàng loạt, Apple vẫn cam kết đưa công nghệ này ra thị trường.
Vẫn còn quá sớm để nói khi nào Apple sẽ ra mắt sản phẩm microLED đầu tiên của mình, nhưng công ty rõ ràng đã cam kết với công nghệ này. Nếu màn hình microLED có thể phát huy hết tiềm năng của mình, chúng hứa hẹn giúp cách mạng hóa ngành công nghiệp màn hình và đảm bảo Apple duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường di động.
Bằng việc Apple sản xuất màn hình riêng, Samsung và LG sẽ không thể kiếm tiền từ mỗi sản phẩm Apple bán ra như hiện nay nữa. Vào năm 2021, Samsung kiếm được 10,3 tỷ USD từ Apple, trong khi Samsung kiếm được 3,6 tỷ USD. Nếu Apple thành công trong việc sản xuất màn hình riêng, hai công ty Hàn Quốc có thể mất một khoản doanh thu đáng kể.
Báo cáo mới nhất cho hay, Apple sẽ hợp tác với Samsung và LG để sản xuất màn hình microLED.
- Thương hiệu Canon sắp xuất hiện trên smartphone?
Với sự sụt giảm mạnh mẽ về doanh số do sự vươn lên của smartphone, Canon đang tính chuyện dựa vào chính đối thủ này để kiếm cơ hội kinh doanh.
Sự hợp tác giữa các nhà sản xuất máy ảnh và smartphone không phải là mới. Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự hợp tác giữa các thương hiệu máy ảnh, bao gồm Hasselblad, Zeiss và Leica. Giờ đây, một thương hiệu khác là Canon dường như bắt đầu quan tâm đến điều này.
Theo thông tin đến từ chuyên gia rò rỉ Digital Chat Station, Canon đang mong đợi được hợp tác với một nhà sản xuất smartphone. Điều này có nghĩa là có khả năng người dùng sẽ sớm thấy thương hiệu Canon xuất hiện ở mặt sau của smartphone.
Mặc dù vẫn chưa được xác nhận nhưng sẽ rất thú vị khi biết rằng Canon muốn hợp tác với một nhà sản xuất điện thoại. Nhiều khả năng Canon sẽ không hợp tác với Vivo, Oppo, OnePlus hay Xiaomi vì họ đã có các đối tác máy ảnh riêng.
Điều đó có nghĩa Samsung, Apple, Asus, Google, Huawei, Honor, Nothing, Motorola và Realme là những cái tên còn lại. Tuy nhiên, Apple và Samsung dường như không chọn con đường này, trong khi Sony sẽ không bao giờ hợp tác với Canon vì Sony đã là nhà sản xuất máy ảnh. Vì vậy, có 6 cái tên tiềm năng để Canon hợp tác.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Apple và Samsung không đi theo con đường này? Về cơ bản, sự hợp tác của công ty máy ảnh không quá quan trọng bởi những điện thoại trước đó thường chỉ mang đến một số điều chỉnh nhỏ, chẳng hạn như ống kính và cấu hình màu.
Dường như Nothing Phone (2) là chiếc điện thoại tốt nhất để xem xét ở giai đoạn này vì nó được lên kế hoạch ra mắt vào cuối năm nay. Với sự điều chỉnh của Canon, máy ảnh của điện thoại có thể được tăng cường một chút. Tất nhiên, vì Nothing Phone (2) đã được quảng cáo rầm rộ nên Canon sẽ có cơ hội tốt nhất để tiếp xúc với đối tác này. Hy vọng rằng mọi người sẽ thấy sự hợp tác này được công bố trong vài tuần tới.
- Nhiều hiệu trưởng ở Anh lo sợ vì AI phát triển quá nhanh
Lo ngại AI sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhiều lãnh đạo trường học ở Anh thành lập tổ chức mới để ngăn chặn vấn đề này.
Một nhóm nhà lãnh đạo trường học ở Vương quốc Anh mới đây đã công bố thành lập cơ quan để tư vấn và bảo vệ trường học khỏi những rủi ro của AI.
Lý do là nỗi sợ của các trường học không chỉ giới hạn ở những chatbot hỗ trợ gian lận như ChatGPT, mà còn là những lo ngại về tác động của AI đối với sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ và nghề dạy học, theo The Guardian.
Trong một lá thư gửi tờ Times, nhóm các nhà lãnh đạo do ông Anthony Seldon - Hiệu trưởng của Epsom College - nói rằng nhiều trường học hoang mang trước tốc độ phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và không tin tưởng các công ty công nghệ sẽ bảo vệ lợi ích của học sinh và cơ sở giáo dục.
Các hiệu trưởng cũng cảnh báo về nguy cơ và mối nguy hiểm thực tế hiện tại do AI gây ra - công cụ thu hút công chúng trong thời gian gần đây nhờ khả năng tạo ra văn bản, hình ảnh và thậm chí là giọng nói.