Dịch COVID-19 có nguy hiểm đến mức phải học online?

28/04/2023 09:10
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Một trường đại học tại TP.HCM thông báo học online 1 tuần sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phòng, chống dịch COVID-19, có cần thiết phải học online không?

Số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng cao, trong đó, ngày 26/2 ghi nhận số ca mắc cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với hơn 2.700 trường hợp.

Tại TP.HCM đã phát hiện biến thể phụ đáng lo ngại của Omicron. Ngoài biến thể phụ mới thuộc nhóm đáng quan tâm (XBB.1.5) xuất hiện tại 95 quốc gia, TP.HCM ghi nhận thêm biến thể phụ XXB.1.16. Đây là biến thể ghi nhận tại hơn 20 quốc gia và đang góp phần vào làn sóng ca mắc tăng cao ở Ấn Độ. WHO cũng xếp biến thể XBB.1.16 vào nhóm biến thể cần được theo dõi.

Dịch COVID-19 có nguy hiểm đến mức phải học online? - 1

Một trường đại học tại TP.HCM thông báo học online 1 tuần sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phòng, chống dịch COVID-19, có cần thiết phải học online không? (Ảnh minh họa)

Trước diễn biến gia tăng của dịch COVID-19, một trường đại học tại TP.HCM thông báo cho sinh viên học trực tuyến trong thời gian 1 tuần sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phòng chống dịch.

Những thông tin này khiến không ít người lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ bùng phát trở lại như giai đoạn cao điểm trước đây. Đánh giá về diến biến dịch hiện nay, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho rằng, thời gian qua, số ca mắc COVID-19 gia tăng có thể do miễn dịch cộng đồng giảm (bao gồm cả miễn dịch có được do tiêm vaccine cũng như miễn dịch do nhiễm bệnh) nên số người dân bị nhiễm hoặc tái nhiễm tăng lên.

Bên cạnh đó, sự lơ là với các biện pháp phòng bệnh như không đeo khẩu trang nơi công cộng, quên các biện pháp vệ sinh khử khuẩn thường xuyên... cũng dẫn đến tình trạng bệnh lây lan.

Theo ông Trần Đắc Phu, việc công bố số mắc hiện nay không sát với thực tế do nhiều người nhiễm bệnh không xét nghiệm hoặc có xét nghiệm dương tính nhưng không thông báo. Vì vậy, ngành y tế cần đánh giá chính xác nguy cơ, giải trình tự gene xem có phát hiện biến thể mới, biến chủng vô hiệu hóa vaccine hay không. Từ đó, có kế hoạch đáp ứng dịch cho thích hợp, không bất ngờ. Nếu không sẽ gây quá tải hệ thống y tế, số ca nặng và tử vong sẽ tăng.

“Trên thế giới cũng có những làn sóng dịch tăng hay giảm. Việt Nam hiện cũng vậy. Việc tăng các ca mắc không phải là không ngạc nhiên và không nằm nằm ngoài dự báo. Tôi vẫn khuyến cáo bảo vệ nhóm nguy cơ như người già, người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch nên tiêm vaccine đầy đủ. Dù số ca mắc có gia tăng, nhưng để dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay là số ca tử vong tăng như đợt dịch của TP.HCM và miền nam trước đây là không thể xảy ra”, ông Phu nhấn mạnh.

Đợt tăng ca nhiễm mạnh này là làn sóng dịch mới. Tuy nhiên, lợi thế là hiện Việt Nam đã có hiểu biết nhiều về COVID-19, năng lực phòng, chống dịch tăng lên, cách đáp ứng tăng lên và đặc biệt là linh hoạt hơn. Thời điểm này, Việt Nam cần đánh giá lại miễn dịch cộng đồng xem chủng mới có vô hiệu hóa vaccine hay không và ngành y tế cũng cần đánh giá lịch tiêm vaccine phù hợp.

Với sự hiện biến thể phụ đáng lo ngại của Omicron, chuyên gia dịch tễ cho rằng, dựa trên nguyên tắc nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, Việt Nam cần phải đánh giá đúng nguy cơ để đưa ra kịch bản đáp ứng phù hợp không ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế-xã hội hay việc học tập trong trường học.

“Nếu chúng ta đánh giá không đúng nguy cơ thì không kiểm soát được dịch bệnh, nhưng nếu đánh giá nguy cơ cao quá dẫn tới đáp ứng thái quá thì lại cấm đoán gây tổn hại đến kinh tế, an sinh xã hội của người dân hoặc đầu tư cho chống dịch quá tốn kém trong khi còn rất nhiều các dịch bệnh khác cũng đang phải phòng chống”, ông Phu nói.

Dịch COVID-19 có nguy hiểm đến mức phải học online? - 2

Ông Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 trong 5 ngày sắp tới, là thời điểm người dân đi lại, giao lưu, du lịch, tụ tập đông người hoặc cả nước sẽ có nhiều sự kiện lớn như các lễ hội du lịch... Điều này sẽ tạo nguy cơ cao cho dịch lây lan, làm gia tăng ca nhiễm. Do đó, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, bệnh tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

“Những người xuất hiện triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Chúng ta cần đeo khẩu và rửa tay khử khuẩn trang tại khu vực nguy cơ cao để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Ai có triệu chứng thì phải xét nghiệm có phải COVID-19 hay không. Người dân cần tuân thủ theo lịch tiêm vaccine của Bộ Y tế. Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện phòng bệnh tốt khi đi lại trong những ngày nghỉ 30/4 và 1/5 tới đây”, ông Phu khuyến cáo.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Dịch COVID-19 có nguy hiểm đến mức phải học online?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO