Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố

06/06/2023 08:34

Với hơn 700 năm lịch sử, Cung điện Hofburg nằm ở trung tâm của thành phố Vienna đã góp phần quan trọng vào lịch sử nơi đây. Cung điện từng là nơi ở và nơi trị vì của vương triều Habsburg, lịch sử ra đời của Cung điện Hoàng gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ 13.

1-shutterstock_2064315119a-1200x800-1.jpg
Cung điện Hofburg nguy nga tráng lệ, hay còn gọi là Cung điện Hoàng gia, tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố Vienna. Tại đây có nhà thờ St. Michael’s Wing, được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph Emanuel Fischer von Erlach. Phần mặt tiền trang nhã này lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã và ý định thiết kế ban đầu giống với một quảng trường La Mã. Hình chữ U chạy dọc theo khoảng sân trống, nhấn mạnh vào phần giữa, đây là cổng vào dẫn đến các dãy phòng Hoàng gia. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)

Là một trong những khu phức hợp cung điện lớn nhất trên thế giới, Cung điện Hofburg gần giống như một thành phố nằm giữa lòng thành phố, với 18 tòa kiến trúc, 19 hoa viên, và 2,600 gian phòng. Ban đầu là một tòa lâu đài thời trung cổ được xây dựng bởi Vua Ottokar II của xứ Bohemia vào năm 1275, cung điện này đã phát triển thành một khu phức hợp đồ sộ, sau đó trở thành nơi cư ngụ và trung tâm quyền lực của các vị vua nước Áo cho đến năm 1918.

Ngày nay, khu phức hợp này nổi bật với các phòng khánh tiết dùng cho nghi lễ long trọng, các viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, các hoa viên, một trường dạy cưỡi ngựa kiểu Tây Ban Nha, và một nhà thờ.

Phong cách kiến trúc của cung điện này trải dài từ Gothic đến Tân cổ điển đến Baroque. Các yếu tố mang phong cách Baroque chắc chắn là những nét kiến trúc đặc trưng ấn tượng nhất của khu phức hợp này. Vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của phong cách Baroque kết hợp cùng sự vui tươi rạng rỡ của phong cách trang trí rococo [một phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp] cuối thời kỳ baroque, như chúng ta có thể chiêm ngưỡng trong các dãy phòng Hoàng gia tráng lệ.

Hoàng đế Franz Joseph, Hoàng hậu Elizabeth (“Sisi”), những người con của họ, và vương triều đã sống ở nơi đó trong suốt những tháng mùa đông. Nội thất sang trọng trang hoàng những gian phòng theo phong cách kiến trúc Baroque lộng lẫy, nơi đôi vợ chồng nổi tiếng người Áo đã từng sống, hòa quyện với một số điểm nhấn nhẹ của phong cách rococo chẳng hạn như pha lê của xứ Bohemia được sử dụng làm những chiếc đèn chùm. Các điểm nhấn trang trí nổi bật khác bao gồm phòng ăn được trang hoàng bởi tác phẩm nghệ thuật theo trường phái Flemish, căn phòng hình tròn với những tấm thảm thêu thủ công tinh mỹ, và phòng khách lớn được trang hoàng nội thất theo phong cách của Vua Louis XIV.

Phần trung tâm nhà thờ St. Michael’s Wing là một tòa kiến trúc màu trắng nguy nga tráng lệ được trang hoàng bởi các khung cửa sổ hình bán nguyệt và các ô cửa sổ mắt bò (cửa sổ hình tròn nhỏ có trang trí hoa văn cùng khung viền hình tròn), một nét điển hình của phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Bốn cặp cột trụ đôi ở phía trước nâng đỡ phần gờ (đường chỉ trang trí nâng đỡ một tòa nhà), một sự kết nối với phong cách kiến trúc cổ điển. Một mái vòm bằng đồng úp ở trên chóp mặt tiền hai tầng lầu. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)
Phần trung tâm nhà thờ St. Michael’s Wing là một tòa kiến trúc màu trắng nguy nga tráng lệ được trang hoàng bởi các khung cửa sổ hình bán nguyệt và các ô cửa sổ mắt bò (cửa sổ hình tròn nhỏ có trang trí hoa văn cùng khung viền hình tròn), một nét điển hình của phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Bốn cặp cột trụ đôi ở phía trước nâng đỡ phần gờ (đường chỉ trang trí nâng đỡ một tòa nhà), một sự kết nối với phong cách kiến trúc cổ điển. Một mái vòm bằng đồng úp ở trên chóp mặt tiền hai tầng lầu. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)
Được xây dựng vào năm 1552, cánh cổng Thụy Sĩ có vai trò là lối dẫn vào khu Swiss Wing, tòa kiến trúc lâu đời nhất của khu phức hợp này, hiện nay là Kho bạc Hoàng gia. Hầu hết phần mặt tiền đã được tân trang vào thế kỷ thứ 16, tuân theo phong cách Phục Hưng (sơn màu trắng, các ô cửa sổ đối xứng). Tuy nhiên, một số đặc điểm thời trung cổ vẫn giữ lại, chẳng hạn như các trục lăn dùng cho chiếc cầu kéo ở bên trong cánh cổng màu đỏ. (Ảnh: Jean-Marc Pierard/Shutterstock)
Được xây dựng vào năm 1552, cánh cổng Thụy Sĩ có vai trò là lối dẫn vào khu Swiss Wing, tòa kiến trúc lâu đời nhất của khu phức hợp này, hiện nay là Kho bạc Hoàng gia. Hầu hết phần mặt tiền đã được tân trang vào thế kỷ thứ 16, tuân theo phong cách Phục Hưng (sơn màu trắng, các ô cửa sổ đối xứng). Tuy nhiên, một số đặc điểm thời trung cổ vẫn giữ lại, chẳng hạn như các trục lăn dùng cho chiếc cầu kéo ở bên trong cánh cổng màu đỏ. (Ảnh: Jean-Marc Pierard/Shutterstock)
Phòng khách lớn ở bên trong Các dãy phòng Hoàng gia thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque dành cho nhà hát kịch, thể hiện qua việc sử dụng rộng rãi trần nhà mạ vàng, hoa văn tinh xảo bằng thạch cao mịn ở trên các khung viền cửa, đèn chùm pha lê đồ sộ, và những chi tiết trang trí tinh mỹ lộng lẫy mà thu hút ánh nhìn của người thưởng lãm chẳng hạn như đồ nội thất có tông màu-đỏ-và-vàng-kim. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Phòng khách lớn ở bên trong Các dãy phòng Hoàng gia thiết kế theo phong cách kiến trúc Baroque dành cho nhà hát kịch, thể hiện qua việc sử dụng rộng rãi trần nhà mạ vàng, hoa văn tinh xảo bằng thạch cao mịn ở trên các khung viền cửa, đèn chùm pha lê đồ sộ, và những chi tiết trang trí tinh mỹ lộng lẫy mà thu hút ánh nhìn của người thưởng lãm chẳng hạn như đồ nội thất có tông màu-đỏ-và-vàng-kim. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Căn phòng này đem đến một góc nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời của Hoàng đế Franz Joseph. Nhà vua đã sử dụng căn phòng này làm phòng nghiên cứu và vẽ tranh. Ở phía sau chiếc bàn học là bức chân dung nổi tiếng của Hoàng hậu Elizabeth do họa sĩ Franz Xaver Winterhalter vẽ. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Căn phòng này đem đến một góc nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời của Hoàng đế Franz Joseph. Nhà vua đã sử dụng căn phòng này làm phòng nghiên cứu và vẽ tranh. Ở phía sau chiếc bàn học là bức chân dung nổi tiếng của Hoàng hậu Elizabeth do họa sĩ Franz Xaver Winterhalter vẽ. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Tại đây còn có một gian phòng đặc biệt nằm trong Các dãy phòng Hoàng gia. Mặc dù thoáng nhìn trông như một gian phòng theo phong cách kiến trúc Baroque điển hình cùng những chiếc gương trang trí lộng lẫy, đèn chùm pha lê, các bức tường và trần nhà mạ vàng, nhưng gian phòng này có một vài yếu tố gây bất ngờ. Những yếu tố này chính là chiếc giường bằng gỗ mộc và bệ thờ gia đình theo phong cách Tân-Gothic của nghệ sĩ Vinzenz Pilz bên cạnh lò sưởi. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Tại đây còn có một gian phòng đặc biệt nằm trong Các dãy phòng Hoàng gia. Mặc dù thoáng nhìn trông như một gian phòng theo phong cách kiến trúc Baroque điển hình cùng những chiếc gương trang trí lộng lẫy, đèn chùm pha lê, các bức tường và trần nhà mạ vàng, nhưng gian phòng này có một vài yếu tố gây bất ngờ. Những yếu tố này chính là chiếc giường bằng gỗ mộc và bệ thờ gia đình theo phong cách Tân-Gothic của nghệ sĩ Vinzenz Pilz bên cạnh lò sưởi. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Phòng hội nghị, cũng tọa lạc bên trong Các dãy phòng Hoàng gia, là một cách tiếp cận thận trọng hơn với phong cách kiến trúc Baroque. Một chiếc đèn chùm pha lê bằng vàng treo trên trần nhà, hoa văn bằng thạch cao mịn, cùng những bức tường và khung viền cửa với họa tiết trang trí mạ vàng. Tại đây màu xanh lam là tông màu chủ đạo, hiện hữu xuyên suốt trên tấm thảm trải sàn, thảm treo tường, và những chiếc ghế có tông màu-xanh-lam-và-xám-bạc trang nhã. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Phòng hội nghị, cũng tọa lạc bên trong Các dãy phòng Hoàng gia, là một cách tiếp cận thận trọng hơn với phong cách kiến trúc Baroque. Một chiếc đèn chùm pha lê bằng vàng treo trên trần nhà, hoa văn bằng thạch cao mịn, cùng những bức tường và khung viền cửa với họa tiết trang trí mạ vàng. Tại đây màu xanh lam là tông màu chủ đạo, hiện hữu xuyên suốt trên tấm thảm trải sàn, thảm treo tường, và những chiếc ghế có tông màu-xanh-lam-và-xám-bạc trang nhã. (Ảnh: Marcobrivio.photo/Shutterstock)
Một ví dụ về tòa kiến trúc theo phong cách Tân cổ điển bên trong khu phức hợp cung điện là ngôi đền thờ Theseus tọa lạc ở Volksgarten. Được xây dựng giữa năm 1819 đến 1823 bởi kiến ​​trúc sư Peter von Nobile, đây là phiên bản nhỏ hơn của ngôi đền cổ Theseus ở Athens: ngôi đền Theion. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)
Một ví dụ về tòa kiến trúc theo phong cách Tân cổ điển bên trong khu phức hợp cung điện là ngôi đền thờ Theseus tọa lạc ở Volksgarten. Được xây dựng giữa năm 1819 đến 1823 bởi kiến ​​trúc sư Peter von Nobile, đây là phiên bản nhỏ hơn của ngôi đền cổ Theseus ở Athens: ngôi đền Theion. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)
Đại sảnh chính của Thư viện Quốc gia Áo là một công trình kiến ​​trúc Baroque nguy nga tráng lệ cũng là thư viện theo phong cách Baroque lớn nhất tại châu Âu với những cột đá cẩm thạch đôi và sử dụng rộng rãi kỹ thuật mạ vàng. Một mái vòm úp ở phía trên, đại sảnh làm bằng gỗ có hai tầng lầu rất ấn tượng này được trang hoàng với những bức bích họa của họa sĩ cung đình Daniel Gran và các ô cửa sổ mắt bò để cho ánh sáng chiếu vào bên trong thư viện. (Ảnh: Diego Grande/Shutterstock)
Đại sảnh chính của Thư viện Quốc gia Áo là một công trình kiến ​​trúc Baroque nguy nga tráng lệ cũng là thư viện theo phong cách Baroque lớn nhất tại châu Âu với những cột đá cẩm thạch đôi và sử dụng rộng rãi kỹ thuật mạ vàng. Một mái vòm úp ở phía trên, đại sảnh làm bằng gỗ có hai tầng lầu rất ấn tượng này được trang hoàng với những bức bích họa của họa sĩ cung đình Daniel Gran và các ô cửa sổ mắt bò để cho ánh sáng chiếu vào bên trong thư viện. (Ảnh: Diego Grande/Shutterstock)
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cung điện Hofburg: Một thành phố trong lòng thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO