Chủ tịch Vĩnh Phúc: Đặc biệt rà soát nguy cơ sạt lở ở Tam Đảo

Thế Kha| 20/07/2023 12:23

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành chỉ đạo kiểm tra, rà soát tất cả các công trình đang thi công hoặc đã đưa vào sử dụng gần đồi dốc, có ta luy nguy cơ sạt lở cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành vừa chỉ đạo kiểm tra, rà soát tất cả các công trình, dự án đang trong quá trình thi công, hoặc đã đưa vào sử dụng, các khu vực dân cư sinh sống gần đồi dốc, ta luy có nguy cơ sạt lở cao.

Trong đó, lãnh đạo Vĩnh Phúc nhấn mạnh đặc biệt chú ý tới và lân cận dãy núi Tam Đảo.

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Đặc biệt rà soát nguy cơ sạt lở ở Tam Đảo - 1

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành (Ảnh: Thanh Loan).

Các công trình đang thi công phần móng, mái taluy có nguy cơ sạt trượt, mất an toàn (các vị trí hố sâu, sườn dốc, mái taluy đào khối lượng lớn, nền đắp cao) đều phải "đưa vào tầm ngắm", yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị quản lý thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

Thực hiện di dời dân ra khỏi khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt, nhất là các công trình trên sườn dốc, dọc bờ sông, bờ suối, hố sâu,… khi cần thiết.

Động thái trên được lãnh đạo Vĩnh Phúc đưa ra sau khi xảy ra ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Ở tỉnh Vĩnh Phúc, sau trận mưa lớn thời gian qua đã xảy ra vụ sạt trượt toàn bộ phần bờ kè sông Phó Đáy, uy hiếp nghiêm trọng an toàn của

Sở Xây dựng Vĩnh Phúc được giao chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tam Đảo và cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng công trình, biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là các công trình homestay, dịch vụ, nhà ở có nguy cơ sạt lở đất, thi công mái taluy đứng, độ dốc lớn.

Đề xuất xử lý nghiêm đối với chủ đầu tư công trình không tuân thủ quy định pháp luật trong xây dựng, quản lý chất lượng công trình; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc trước ngày 30/7.

"Tuyệt đối không chủ quan và không để xảy ra tai nạn lao động, ảnh hưởng đến tính mạng của người lao động trong công trình và người dân", lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh.

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Đặc biệt rà soát nguy cơ sạt lở ở Tam Đảo - 2

Một ngôi nhà được xây dựng cheo leo trên cây ở Tam Đảo (Ảnh: Thảo Hương).

Trao đổi với phóng viên báo Dân trí sáng 20/7, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đánh giá chỉ đạo của tỉnh Vĩnh Phúc rất cần thiết vì địa hình, vị trí của Tam Đảo ở trên núi cao, trước đây từng , làm hưởng đến cảnh quan, địa chất, địa tầng nơi đây.

"Tam Đảo hơi khác với Đà Lạt. Đà Lạt ở vùng cao nguyên, độ dốc nhiều, phức tạp. Sự việc xảy ra ở Đà Lạt là bài học cảnh tỉnh với nhiều địa phương, trong đó có Tam Đảo, Vĩnh Phúc và ngay cả với Hà Nội", ông Tùng nói.

Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng các địa phương phải rà soát lại các công trình xây dựng, đặc biệt ở những điểm có nguy cơ sạt lở, nằm gần sông, triền núi.

"Phải tăng cường bảo vệ rừng phòng hộ, không nên phá rừng, múc đất rừng đi để xây dựng nhà cửa, nếu không sẽ phải trả giá rất đắt cho tương lai khi biến đổi khí hậu, sạt lở nhiều hơn", ông Tùng nêu quan điểm.

Đề xuất 5 tiểu vùng ở Tam Đảo

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố lấy ý kiến góp ý rộng rãi về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Tam Đảo.

Định hướng không gian sử dụng quỹ đất của huyện Tam Đảo được đề xuất theo 5 tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1 xã Minh Quang, điểm nhấn là hồ Xạ Hương, hồ Bàn Long, thác Thậm Thình. Định hướng phát triển của tiểu vùng này là dịch vụ du lịch, nông lâm thủy sản và công nghiệp khai thác.

- Tiểu vùng 2 với 3 xã Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, có trung tâm là xã Đạo Trù, vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo mang đặc trưng điển hình của xã miền núi có độ dốc cao, kinh tế xã hội chậm phát triển. Định hướng phát triển là nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.

- Tiểu vùng 3 với 3 xã, thị trấn Hồ Sơn, Tam Quan và thị trấn Đại Đình, có trung tâm là thị trấn Đại Đình - nơi có khu danh thắng Tây Thiên; định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch lớn, gắn với khu du lịch văn hóa - tín ngưỡng.

- Tiểu vùng 4 - thị trấn Tam Đảo, kỳ vọng trở thành khu vực phát triển du lịch kết hợp bảo tồn thiên nhiên với nhiều loại cây gỗ nguyên sinh quý hiếm và các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Tiểu vùng 5 có thị trấn Hợp Châu và một phần xã Hồ Sơn, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ.

Tại mỗi trung tâm cụm xã, thị trấn lựa chọn các điểm xây dựng thị tứ. Tại đó ưu tiên đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình có ý nghĩa lan tỏa để trở thành hạt nhân của cụm như: chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ, các phân hiệu phổ thông trung học, phòng khám đa khoa...

Vĩnh Phúc cũng dự kiến dành quỹ đất cho phát triển 4 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Hợp Thành - thị trấn Hợp Châu 40ha; Cụm công nghiệp Yên Trung - thị trấn Hợp Châu 50ha; Cụm công nghiệp Kiên Tràng xã Tam Quan 40ha; Cụm công nghiệp xã Yên Dương 40ha.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Vĩnh Phúc: Đặc biệt rà soát nguy cơ sạt lở ở Tam Đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO