Cảnh giác với các thủ đoạn giả mạo ngân hàng để lừa đảo

14/08/2024 11:10

Mới đây, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an triệt phá thành công đường dây làm giả tài khoản ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan chức năng đã bắt giữ 7 đối tượng, thu nhiều tang vật liên quan.

Theo cơ quan điều tra, nhóm đối tượng này lợi dụng chính sách khuyến mãi tặng tiền thưởng (voucher) cho khách hàng mới và người giới thiệu mở tài khoản thanh toán trực tuyến của các ngân hàng để chiếm đoạt tiền. Cụ thể các đối tượng này đã sử dụng giấy tờ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân giả, chỉnh sửa 4 chữ số cuối của dãy số căn cước công dân, chứng minh nhân dân rồi sử dụng công nghệ chỉnh sửa khuôn mặt cho phù hợp, đánh lừa hệ thống nhận diện của ngân hàng để mở thành công tài khoản thanh toán nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của các ngân hàng. Theo cơ quan điều tra, các đối tượng này đã làm giả hơn 10.000 tài liệu của cơ quan, tổ chức để tạo lập các tài khoản ngân hàng nhằm thu lợi bất chính 2,5 tỷ đồng.

Đó chỉ là một ví dụ cho thấy các hình thức lừa đảo công nghệ cao có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi. Đã có rất nhiều khách hàng bị lừa đảo với số tiền lớn lên đến hàng chục tỷ đồng. Hiện hầu hết các ngân hàng cũng đã cảnh báo đến các khách hàng về các hình thức lừa đảo phổ biến giúp khách hàng cảnh giác và tránh sập bẫy lừa đảo.

Đại diện VIB chia sẻ, tình hình tội phạm công nghệ cao thời gian qua diễn biến phức tạp trên diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi hơn. Để nâng cao cảnh giác cũng như đảm bảo an toàn thông tin và tài sản của khách hàng, VIB đã khuyến cáo đến khách hàng thông qua email, trên trang web và trên app về các hình thức lừa đảo phổ biến, đơn cử như: mạo danh ngân hàng tiếp cận khách hàng với các kịch bản như hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học, thực hiện các cuộc gọi thu thập thông tin thẻ của khách hàng bao gồm cả mã OTP; Hoặc tiếp cận khách hàng thông qua website giả mạo, email giả mạo gần giống với website, email ngân hàng…

VIB khẳng định không cung cấp các dịch vụ mời chào nâng hạn mức qua điện thoại và các dịch vụ trái phép thông qua các cuộc gọi từ các số điện thoại giả mạo, email giả mạo. Khách hàng cần phải nâng cao cảnh giác đề phòng để không sập bẫy các đối tượng lừa đảo.

Đại diện của Agribank cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các cán bộ của Agribank đã kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi lừa đảo đối với khách hàng. Qua thống kê, trên 50% phi vụ lừa đảo đối với khách hàng tại Agribank đều xuất phát từ hình thức giả mạo cơ quan chức năng để thao túng tâm lý, tống tiền khách hàng. Không ít trường hợp nạn nhân mắc bẫy lừa đảo của những kẻ mạo danh công an, điều tra viên, nhân viên tòa án, viện kiểm sát... gọi điện đến đe doạ, thao túng tâm lý nên vội vàng thực hiện các bước để chuẩn bị chuyển tiền trong tình trạng bất an, lo lắng.

Đơn cử ngày 6/8/2024, giao dịch viên Agribank chi nhánh huyện Tân Yên và Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt số tiền trong sổ tiết kiệm của khách hàng. Theo đó các cán bộ Agribank chi nhánh huyện Tân Yên đã kịp thời phát hiện từ biểu hiện bất thường của khách hàng khi yêu cầu ngân hàng chuyển tiền nên đã ngăn chặn, báo cáo lãnh đạo Phòng giao dịch, báo cho Công an huyện Tân Yên phối hợp giải quyết vụ việc, giúp cho khách hàng không bị mất tiền.

Bên cạnh sự chủ động của các ngân hàng, thời gian qua NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng trên môi trường số. Đơn cử, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345), có hiệu lực từ 1/7/2024. Trong đó yêu cầu các ngân hàng triển khai xác thực sinh trắc học khi khách hàng chuyển tiền qua tài khoản, nạp tiền vào ví điện tử... trên 10 triệu đồng/lần; hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng giá trị các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên.

Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, Quyết định 2345 giải quyết hai điểm quan trọng. Đó là chấm dứt tình trạng mở tài khoản bằng giấy tờ giả và xóa bỏ việc mở tài khoản bằng giấy tờ thật nhưng không phải chính chủ mở. Quy định này được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản "rác", tài khoản "ma", đồng thời giúp xác định tài khoản chính chủ.

Trước tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng, cơ quan Công an cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không thực hiện, tiếp tay cho các đối tượng thu thập, trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản là hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các đối tượng sử dụng với mục đích phạm tội, kéo theo nhiều hệ lụy.

Nếu phát hiện bất kỳ hoạt động mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết kịp thời. Đồng thời nâng cao cảnh giác với nhiều hình thức lừa đảo để bảo vệ tài sản của mình.

Theo thoibaonganhang.vn
https://thoibaonganhang.vn/canh-giac-voi-cac-thu-doan-gia-mao-ngan-hang-de-lua-dao-154534.html?utm_source=baomoi
Copy Link
https://thoibaonganhang.vn/canh-giac-voi-cac-thu-doan-gia-mao-ngan-hang-de-lua-dao-154534.html?utm_source=baomoi
Bài liên quan
  • Các đối tượng tội phạm xem lừa đảo qua mạng như nghề ‘kiếm sống’
    Vấn nạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản đang được kẻ xấu thực hiện khá chuyên nghiệp từ phân vai trò, vị trí đến quy trình dụ dỗ nạn nhân vào bẫy. Ngày 4/7, Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Cảnh giác với các thủ đoạn giả mạo ngân hàng để lừa đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO