Cá mập yêu tinh quý hiếm mắc lưới ngư dân

Ngọc Lý TH| 17/07/2023 21:00

Đây con cá mập yêu tinh lớn nhất từng được thấy ở vùng biển đông bắc Đài Loan với cân nặng lên đến 800kg và đang mang thai 6 con non.

Cá mập yêu tinh (Mitsukurina owstoni) được xem là hóa thạch sống khi nó là loài còn sống duy nhất trong họ Mitsukurinidae, từng tồn tại ở thời điểm 125 triệu năm trước trong kỷ Phấn Trắng.

ipgomx8uchbdgo7dck2jhn-970-80.jpg
Cá mập yêu tinh cùng 6 con non trong bụng mẹ mắc lưới tại vùng biển phía đông bắc Đài Loan.

Theo đó, tàu ngư dân phát hiện sinh vật kỳ dị này trong lưới đánh cá và có ý định bán lại cho một nhà hàng. Tuy nhiên Bảo tàng nghệ thuật hải dương Đài Loan nhanh chóng mua lại nó để trưng bày nhằm mục đích nghiên cứu và giáo dục trong tương lai.

Loài cá siêu quý hiếm sinh sống ở độ sâu lên đến 1.300m dưới bề mặt nước, chúng có hình dạng xấu xí với làn da trơn màu hồng nhạt, chiếc mũi dài khoằm tựa như mỏ chim cùng bộ hàm đầy những chiếc răng sắc nhọn.

Thức ăn chủ yếu của cá thể cổ đại này chủ yếu là mực ống, cá, cua,... sâu dưới đại dương. Lịch sử loài và thói quen sinh hoạt của chúng vẫn chưa được biết đến quá nhiều do quá quý hiếm. Theo ghi nhận của NOAA (tổ chức Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kì), trong nhiều năm nay chỉ có khoảng 10 người từng trông thấy chúng, phần lớn đều do chúng mắc vào lưới của ngư dân.

z4523686428935_902864bb224e10eef2948f4346c857cf.jpg
Khuôn mặt quỷ dị của cá mập yêu tinh.

Con đực trưởng thành có chiều dài từ 2,4 - 3,1m trong khi con cái thường to hơn từ 3,1 - 3,5m. Trước đó, cá thể lớn nhất từng được tìm thấy có chiều dài lên đến 3,9m và nặng 210kg.

Cá mập yêu tinh vừa được phát hiện gần đây có kích thước cực lớn 4,7m và nặng đến 800kg khi mang trong mình 6 con non. Sinh vật bí ẩn giao phối qua thụ tinh trong và là động vật noãn thai sinh, nghĩa là con non sẽ phát triển bên trong trứng được giữ lại trong cơ thể của mẹ cho đến khi chúng sẵn sàng nở ra.

Con vật này là nạn nhân của việc thả lưới rê, hoạt động phổ biến của tàu đánh bắt cá. Các nhà chức trách đang lên án phương thức trên vì có thể làm hư hại đáy biển, làm xáo trộn hang của động vật, khuấy động trầm tích, làm thay đổi tính chất hóa học của nước và làm giảm ánh sáng cần thiết để thực vật quang hợp.

Hiện cá mập yêu tinh không được liệt vào động vật có nguy cơ tuyệt chủng do các tác động của con người.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cá mập yêu tinh quý hiếm mắc lưới ngư dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO