Nội dung đó được nêu trong hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu , thay thế cho Quyết định 28/2014, do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định.
Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ VinFast phân tích, hiện nay Chính phủ đã ban hành một số chính sách để thúc đẩy sự phát triển của tại Việt Nam.
Xe điện là giải pháp rất cần thiết để góp phần giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí, nhằm hướng tới cam kết mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại hội nghị COP26. VinFast khẳng định, hạ tầng trạm sạc là yếu tố tiên quyết trong chiến lược phát triển xe điện này.
"Việc ban hành mức giá điện hợp lý cho trạm/trụ sạc xe điện sẽ trực tiếp giảm chi phí vận hành cho người sử dụng xe, làm tăng tính cạnh tranh của xe điện với các dòng xe chạy xăng, dầu nhằm thúc đẩy người sử dụng xe dịch chuyển dần sang phương tiện này", doanh nghiệp nêu quan điểm.
VinFast phân tích giá điện cho trạm sạc trong dự thảo quyết định đang cao hơn giá điện sản xuất. Nếu áp giá điện cho trạm sạc theo dự thảo thì khách hàng sử dụng xe điện chịu mức giá sạc cao, không khuyến khích, thúc đẩy khách hàng chuyển đổi sử dụng xe điện.
Từ đó, VinFast đề xuất Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện cho trạm/trụ sạc xe điện tương đương với giá bán lẻ cho các ngành sản xuất.
Trả lời doanh nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, phương án áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất đối với mục đích sạc xe điện sẽ phát sinh bù chéo từ các nhóm khách hàng khác. Phương án này không phù hợp với chủ trương được quy định tại Nghị quyết số 55/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, không thực hiện bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
Vì thế, Bộ Công Thương kiến nghị không xem xét phương án này mà chỉ xem xét 2 phương án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, lựa chọn phương án áp dụng.
Phương án thứ nhất, bổ sung nhóm khách hàng là trạm, trụ sạc xe điện tại một số điều khoản và phụ lục của dự thảo quyết định. Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.
Phương án thứ hai, áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá kinh doanh. Bộ Công Thương đang nghiêng về phương án này.
Chung mối quan tâm, Bộ GTVT và nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác phản ánh, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; sản xuất, cung ứng điện, năng lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu trong nước; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông.
"Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định giá bán lẻ điện cho trạm/trụ sạc xe điện tại mục 3 Phụ lục dự thảo quyết định để thúc đẩy chuyển đổi phương tiện, thiết bị giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh theo hướng áp dụng giá bán lẻ điện cho trạm/trụ sạc xe điện tương tự giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất", Bộ GTVT kiến nghị.
Đáp lại, Bộ Công Thương cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng phương án 1 và phương án 2 như nêu trên để xem xét, quyết định lựa chọn phương án áp dụng.
Theo quy định hiện hành, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội.
"Việc hỗ trợ giá điện cho trạm/trụ sạc là chưa đúng đối tượng được hỗ trợ tiền điện theo quy định tại Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và quy định tại Quyết định số 28/2014 nên Bộ Công Thương đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu các giải pháp khác ngoài giải pháp về giá điện để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của phương tiện xe điện", Bộ Công Thương cho hay.
Cơ quan này nhấn mạnh, giá bán lẻ điện cho trạm/trụ sạc được nghiên cứu, tính toán, đề xuất trên cơ sở phản ánh đúng, đủ chi phí sản xuất, kinh doanh của ngành điện và đặc điểm phụ tải của đối tượng trạm/trụ sạc xe điện. Hiện nay, Việt Nam chưa có dữ liệu về phụ tải này nên Bộ Công Thương đã tham khảo dữ liệu quốc tế để nghiên cứu, tính toán.
Đề xuất 5 bậc giá bán lẻ điện sinh hoạt
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện nay xuống 5 bậc theo đề xuất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.
Trong đó, bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên, giá điện là 1.806,11 đồng/kWh; bậc 2 cho kWh 101-200, giá điện là 2.167,33 đồng/kWh; bậc 3 cho kWh 201-400 có giá là 2.729,23 đồng/kWh; bậc 4 cho kWh 401-700 có giá 3.250,99 đồng/kWh; bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên, giá điện là 3.612,22 đồng/kWh.