Bí quyết tìm kiếm việc làm khi kinh tế khó khăn

23/10/2023 20:00

Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các công ty thường giới hạn việc tuyển dụng nhân sự mới để chuyển trọng tâm sang tối ưu hóa nguồn nhân lực hiện có. Điều này khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, đặc biệt là với những bạn trẻ mới ra trường và những người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.

image001.png

Vậy, làm thế nào để bạn có thể nổi bật và tìm được một công việc thích hợp trong thời kỳ khó khăn này? Dưới đây là một số bí quyết bạn có thể áp dụng khi tìm việc làm trên mạng.

Kiến thức nền và tư duy: Đừng chỉ chạy theo xu hướng

Đối mặt với thị trường khó khăn, việc nắm vững kiến thức nền tảng cùng khả năng tư duy logic khi tìm kiếm việc làm trở nên vô cùng quan trọng. Khi kinh tế khó khăn, nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có thể bắt tay vào việc ngay mà không cần nhiều thời gian đào tạo. Do đó, đừng chỉ chăm chăm chạy theo xu hướng và theo đuổi những thứ mới lạ mà quên mất tầm quan trọng của kiến thức nền tảng. Hãy đảm bảo rằng song song với việc cập nhật những điều mới, bạn vẫn hiểu rõ những nguyên tắc, cơ sở lý thuyết đằng sau những công cụ và xu hướng đó. Điều này giúp bạn tự tin trả lời những câu hỏi phức tạp trong vòng phỏng vấn và khiến bản thân trở nên nổi bật giữa đám đông.

Nên nhớ, một video triệu view trên mạng có thể khiến bạn nổi tiếng nhưng để bước ra khỏi màn hình điện thoại và duy trì sức nóng của mình, bạn cần sự bản lĩnh, thông minh để trả lời những câu hỏi phức tạp của truyền thông cũng như công chúng.

Gửi CV: Đi sâu, không đi lung tung

Khi kinh tế suy giảm, không chỉ riêng bạn tìm kiếm công việc mà hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người khác cũng đang cạnh tranh cùng một vị trí với bạn. Vì lẽ đó, bạn cần tìm việc một cách chuyên tâm và tập trung vào những mục tiêu nhất định. Đừng gửi CV một cách vô tội vạ như rải tờ rơi, hãy tìm hiểu kỹ về từng vị trí công việc và công ty mà bạn ứng tuyển để tìm kiếm những vị trí thực sự phù hợp với bản thân. Cần chắc chắn rằng bạn hiểu rõ yêu cầu của công việc đó và có những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Thay vì gửi thư xin việc một cách vô thức, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty, vị trí và lĩnh vực hoạt động của mình để viết thư xin việc cá nhân hóa. Đừng quên nhấn mạnh những điểm mạnh sẽ giúp bản thân phát huy hiệu quả ở vị trí công việc đó.

Biết người, biết ta: Xác định giá trị cá nhân

Để nổi bật trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc làm, bạn cần hiểu rõ giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty. Hãy tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách trả lời những câu hỏi: Bạn nổi bật ở điểm nào? Làm thế nào bạn xử lý áp lực và thách thức? Bạn có kỹ năng giao tiếp tốt hay là người lãnh đạo tốt? Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt?

Tiếp đó, hãy chia sẻ giá trị của bạn với nhà tuyển dụng bằng những ví dụ cụ thể về những thành tựu hoặc tình huống thực tế trong quá khứ mà bạn đã tạo ra giá trị cho tổ chức. hãy chứng minh rằng bạn có khả năng giải quyết vấn đề, làm việc hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

image002.jpg

Biết mình đang ở đâu để có thái độ đúng

Đừng tự đánh giá cao quá khả năng của mình. Hãy biết mình đang ở đâu để xây dựng một kế hoạch phù hợp. Nếu bạn đang ở mức junior hoặc fresher, đừng nghĩ đến mức lương cao ngất ngưởng, hãy sẵn sàng làm việc hết mình và học hỏi.

  • Kiểm tra mức độ phù hợp: Hãy tự đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí công việc. Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết hay không? Nếu không, bạn sẽ làm thế nào để bù đắp khoảng cách này?
  • Kế hoạch phù hợp: Nếu bạn nhận thấy mình còn thiếu những kỹ năng hoặc kinh nghiệm quan trọng, hãy xác định một kế hoạch để cải thiện chúng như: tham gia các khóa học, tự học trực tuyến hoặc tìm kiếm cơ hội thực tập. Điều quan trọng là bạn phải có kế hoạch cụ thể và thực hiện nó một cách quyết tâm.

Kiên nhẫn và quyết tâm: Từ bất lợi đến cơ hội

Kiên nhẫn và quyết tâm là yếu tố quan trọng để bạn vượt qua khó khăn. Không hề dễ dàng để tìm được công việc mơ ước, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều thất bại, rất nhiều buổi phỏng vấn không thành công.

image003(1).jpg
  • Kiểm soát tâm lý: Những khó khăn khi tìm việc làm có thể khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Hãy cố gắng kiểm soát tâm lý của mình, không để sự thất bại hoặc những phản hồi tiêu cực làm mất động lực. Tập trung vào những mục tiêu và kế hoạch cụ thể và nhớ rằng mọi thách thức đều có thể chuyển biến thành cơ hội và việc bạn cần làm là luôn trong tâm thế sẵn sàng để nắm bắt những cơ hội đó.
  • Kết nối và hỗ trợ: Hãy tận dụng mạng xã hội và kết nối với người thân, những người đồng nghiệp cũ,... Họ có thể cho bạn sự hỗ trợ về mặt tinh thần, đưa ra những lời khuyên và thậm chí là cơ hội việc làm mới. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn đang thực sự cần đến nó.
  • Kế hoạch dự phòng: Nếu bạn gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm, có thể xem xét các lựa chọn khác như làm freelancer, thực tập hoặc đi học thêm. Mọi lựa chọn đều có thể giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm và phát triển hơn trong tương lai.

Nhớ rằng, việc tìm kiếm việc làm khi kinh tế suy giảm có thể đầy rẫy khó khăn nhưng cũng mang theo nhiều cơ hội. Bằng việc hiểu rõ giá trị bản thân, kiên nhẫn và quyết tâm, bạn có tìm thấy cơ hội nghề nghiệp trong thời kỳ phức tạp này.

Trang Đoàn (tổng hợp)

Bài liên quan
  • Chợ Tốt Việc Làm kênh tuyển dụng tìm việc làm miễn phí cho người việt
    Các trang web tuyển dụng hiện nay được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Trong khi các ứng viên dễ dàng tìm được công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của mình giữa hàng ngàn vị trí đang tuyển dụng, thì doanh nghiệp cũng có thể đăng tải thông tin tuyển dụng, lựa chọn các ứng viên tiềm năng giữa hàng vạn hồ sơ ứng tuyển. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết trang web chợ tốt việc làm kênh tuyển dụng tìm việc hoàn toàn miễn phí dành cho người Việt.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bí quyết tìm kiếm việc làm khi kinh tế khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO