Bị can đại án AIC ra đầu thú có được hưởng tình tiết giảm nhẹ?

30/08/2023 09:52

Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Ngày 28/8, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, bị can Nguyễn Thu Phương, Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC, đã về nước đầu thú sau khi bị truy nã với mong muốn được xem xét, hưởng khoan hồng của pháp luật.

Bị can Phương bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy ra tại Sở Y tế Quảng Ninh, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Trước khi khởi tố vụ án và khởi tố bị can, Phương đã bỏ trốn và bị truy nã, cảnh sát chưa ghi được lời khai.

Câu hỏi đặt ra, sau khi ra đầu thú thì bị can Phương sẽ được các cơ quan tố tụng xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật như thế nào?

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV, Luật sư Lê Hồng Hiển – Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), cho rằng:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì đầu thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn tự thú là tình tiết giảm nhẹ, quy định tại điểm r Khoản 1 Điều 51 BLHS. Theo quy định của pháp luật thì các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 1 sẽ quan trọng hơn, có giá trị hơn các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 2 Điều 51.

Điều đó có nghĩa là khi quyết định hình phạt, nếu bị cáo nào đủ điều kiện để áp dụng tình tiết "tự thú" sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hơn so với bị cáo được áp dụng tình tiết "đầu thú".

Theo điểm h và điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tự thú, đầu thú như sau:

- Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

- Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Luật sư Lê Hồng Hiển cho rằng, các vụ án gần đây do Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo theo dõi, đặc biệt là vụ án liên quan AIC đã xét xử vắng mặt các bị cáo (trong vụ án AIC có 8 bị cáo bỏ trốn, bị truy nã và xét xử vắng mặt). Việc xét xử vắng mặt các bị cáo bỏ trốn là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể Khoản 2 Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:

a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Vụ án AIC, ngoài bị can Phương mới ra đầu thú, thì hồi tháng 7/2023, bị can Đỗ Văn Sơn (45 tuổi), cựu kế toán trưởng Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC đã ra đầu thú để mong hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Với hành vi đầu thú này thì đây là tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLHS. Theo đó, “khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án”.

Và sau khi đầu thú, các bị can tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thậm trí cung cấp các tài liệu chứng cứ mới, quan trọng để cơ quan điều tra mở rộng vụ án thì có thể được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t, điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS: (t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; (u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Vai trò của cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trong vụ án chuyến bay giải cứu
    Theo kết luận, ông Mai Tiến Dũng là người trình hồ sơ xin tổ chức chuyến bay tới ông Phạm Bình Minh (nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) phê duyệt, không thông qua Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ.
  • Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
    Tiến sĩ Trần Hồng Vân, biên phiên dịch tại trường Western Sydney và là thành viên dự án VietSpeech, một dự án của Đại học Charles, nghiên cứu về kỹ năng ngôn ngữ và duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em gốc Việt ở Australia, từng xúc động chia sẻ: "Cảm giác rất tuyệt vời khi sinh sống ở nước ngoài mà mình được nghe con nói "Mẹ ơi". Với chị, mỗi lời cô con gái Ivy nói bằng tiếng Việt là một niềm vui khó tả, là sự gắn kết thiêng liêng giữa các thế hệ và nguồn cội.
  • Bí kíp quản lý kho hàng cho hộ kinh doanh hiệu quả
    Việc quản lý kho hàng là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bí quyết giúp hộ kinh doanh tối ưu quy trình quản lý kho, từ đó giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động.
  • 'Cơn lốc' hàng giá rẻ Trung Quốc: Các nước đối mặt ra sao?
    Malaysia, Indonesia, Thái Lan... đã và đang tìm cách ứng phó trước làn sóng đổ bộ của hàng giá rẻ Trung Quốc qua các trang thương mại điện tử, đặc biệt là khi Temu xuất hiện.
  • Những điểm thú vị trên siêu xe McLaren W1 vừa ra mắt, dùng in 3D làm phuộc
    Mẫu siêu xe McLaren W1 có giá lên tới 52 tỷ đồng vừa ra mắt được đánh giá cao nhờ hiệu năng ấn tượng cùng nhiều điểm mới đáng chú ý.
Đừng bỏ lỡ
Bị can đại án AIC ra đầu thú có được hưởng tình tiết giảm nhẹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO