Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu RV Investigator phát hiện số lượng lớn hóa thạch của cá mập dưới đáy biển Ấn Độ Dương.
Các nhà nghiên cứu Australia đã tìm thấy cụm gồm 750 chiếc răng hóa thạch cách mặt nước khoảng 5.200 mét. Họ mô tả vị trí tìm thấy như nghĩa địa cá mập dưới đáy đại dương.
Phát hiện tình cờ tìm thấy trong chuyến khảo sát trên tài RV Investigator do cơ quan khoa học quốc gia Australia vận hành. Những chiếc răng đến từ nhiều loài khác nhau, trong đó có một loài dài hơn 12 mét, nghi ngờ là tổ tiên các mập Megalodon khổng lồ.
Glenn Moore, người phụ nữ tại bảo tàng Tây Australia cho biết đây là khám phá đáng kinh ngạc. Glenn Moore nói: "Loài cá mập này đã tiến hóa thành megalodon, loài lớn nhất trong số các loài cá mập nhưng đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3,5 triệu năm. Thật bất ngờ khi chúng tôi đã thu thập được hóa thạch những chiếc răng bằng chiếc lưới lớn, cách bề mặt đại dương khoảng 4-5 km".
Cá mập chủ yếu cấu tạo từ sụn, không để lại bộ xương nguyên vẹn sau khi chết. Thứ duy nhất còn sót lại từ cơ thể chúng là răng và vảy. Các nhà khoa học sử dụng những bộ phận đó nhằm hiểu rõ đa dạng sinh học dưới đại dương.
Will White, chuyên gia về cá mập chia sẻ rằng họ đã phát hiện dấu vết về cá mập sừng có sọc hiếm thấy. Chúng thường dành phần lớn thời gian trong ngày ở vùng nước nông, ngụy trang giữa những lớn rong biển xen lẫn đá. Ông cho biết: "Loài cá mập phát hiện ở độ sâu 150 mét. Mẫu vật mới thu thập vô cùng quan trọng đối với khoa học, hiếm khi có hóa thạch về loài này".
Để thu được kết quả, nhóm nhà khoa học đã sử dụng một loạt công nghệ tìm kiếm, nghiên cứu sinh vật biển, môi trường sống dưới đáy biển.
John Keesing, nhà khoa học trưởng đứng đầu chuyến đi cho biết cuộc khảo sát đa dạng sinh học tiếp tục cho kết quả là những khám phá khiến tất cả bất ngờ.
"Những khám phá chúng tôi thực hiện không chỉ giới hạn ở các loài mới. Những chuyến đi này cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu thêm về hệ sinh thái biển cũng như phạm vi, sự phong phú và hành vi của loài", John Keesing nói.
Hoàng Dung (lược dịch)