Bé 5 tuổi tử vong ở TP.HCM nghi mắc tay chân miệng

01/06/2023 14:25

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM xác nhận một bệnh nhi đã tử vong đêm qua với chẩn đoán lâm sàng là tay chân miệng.

Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết đêm qua, một cháu bé 5 tuổi đã tử vong, nghi ngờ do bệnh tay chân miệng dựa trên chẩn đoán lâm sàng.

Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, bệnh viện đã gửi mẫu sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để thực hiện xét nghiệm PCR. Dự kiến, khoảng 1-2 ngày tới sẽ có kết quả.

Đại diện Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay mặc dù mới vào đầu mùa tay chân miệng nhưng số trẻ bị mắc bệnh độ nặng chiếm tỷ lệ cao. Dự báo năm nay số ca mắc và ca nặng sẽ tăng nhiều.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Ảnh: GL.

Thiếu thuốc điều trị

Theo ghi nhận, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 (TP.HCM) hiện mỗi nơi có hơn 20 trẻ tay chân miệng đang điều trị nội trú. Số lượng chưa quá cao nhưng tỷ lệ nặng lại tăng, chiếm khoảng 30%. Thuốc phenobarbital truyền tĩnh mạch cho trẻ mắc tay chân miệng độ 3 và 4 đang thiếu, phải dùng thuốc khác thay thế.

Theo Sở Y tế TP.HCM, số mắc tích lũy bệnh tay chân miệng đến nay là 1.670 ca. Trong tuần 21, thành phố ghi nhận 157 ca, tăng 47,1% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca bệnh tăng ở cả trường hợp nhập viện và khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do một nhóm siêu vi đường ruột. Các dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh bao gồm sốt, loét miệng, xuất hiện hồng ban mụn nước thường ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, khuỷu, mông...

Bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não cũng như các biến chứng khác về tim mạch, hô hấp. Trẻ gặp biến chứng có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Do đó, phụ huynh đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, tuân thủ lịch tái khám.

Phụ huynh cần đặc biệt chú ý các biểu hiện nghi ngờ biến chứng của bệnh như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình nhiều (trên 3 lần/giờ hoặc 2 lần/30 phút), yếu chi đi loạng choạng, co giật, ói nhiều, thở nhanh, thở mệt, tím tái, lơ mơ, hôn mê.

Hiện nay, chưa có vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng. Trẻ cần được phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Trẻ nhỏ bị tay chân miệng nên nghỉ học để tránh lây lan cho bạn bè.

Luôn giữ vệ sinh môi trường sống, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc và đồ chơi của trẻ. Thường xuyên rửa tay và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, chăm sóc trẻ, xử lý phân, dịch tiết.

  • 4 dấu hiệu suy thận và 7 cách giữ cho thận khỏe mạnh
    Thận là cơ quan trao đổi chất quan trọng. Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải và thuốc khỏi cơ thể, cân bằng thủy dịch trong cơ thể, tiết ra các hormone điều chỉnh huyết áp, và kiểm soát sản xuất hồng cầu. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 37 triệu người Mỹ trưởng thành bị bệnh thận kinh niên (CKD).
  • Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
    Mắc sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh, thường nguy hiểm nhất ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn.
  • Tác dụng chữa bệnh từ lá ổi ít người biết
    Không chỉ quả ổi mà lá ổi cũng rất tốt cho sức khỏe, dưới đây là những tác dụng chữa bệnh từ lá ổi ít người biết.
  • Phản ánh sai phạm y tế qua app ‘Y tế trực tuyến’
    Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân, khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở làm đẹp trái phép, có dấu hiệu vi phạm, người dân có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.40.11.55 hoặc phản ánh qua app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở có thông tin, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định.
  • Vi rút Nipah lây lan tại Ấn Độ, TP.HCM chủ động giám sát người về từ vùng dịch
    Vi rút Nipah (NiV) là một loại vi rút lây truyền từ động vật sang người, từ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc lây truyền trực tiếp giữa người với người. Vi rút Nipah đang lây lan tại bang Kerala miền nam Ấn Độ. Bệnh chưa ghi nhận tại Việt Nam, tuy nhiên ngành y tế tiếp tục tổ chức giám sát các trường hợp đi về từ vùng dịch.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bé 5 tuổi tử vong ở TP.HCM nghi mắc tay chân miệng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO