Bảo mật dữ liệu: bảo vệ tài nguyên số quốc gia

THANH PHƯỢNG (tổng hợp)| 03/06/2023 19:24

Bảo mật dữ liệu là yếu tố then chốt tạo nên một nền kinh tế số thịnh vượng.

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch, UBND TP.HCM cho biết: “Đối với TP.HCM trong thời gian vừa qua, Thành phố đang nỗ lực tập trung đẩy mạnh quá trình thực hiện chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Trong đó, việc hình thành các kho dữ liệu dùng chung, các vấn đề liên quan đến tích hợp, chia sẻ khai thác dữ liệu là vấn đề nhiệm vụ hàng đầu Thành phố đang thực hiện, bên cạnh đó các bài toán thách thức về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cực kỳ quan trọng và thiết yếu mà Thành phố rất quan tâm”.

“Ngoài các quy định, quy chế về đảm bảo an toàn an ninh thông tin mà Thành phố ban hành, Thành phố tổ chức các hoạt động về diễn tập an toàn an ninh thông tin, là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, tổ chức, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực an toàn - an ninh thông tin nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng phát hiện và xử lý sự cố cho đội ứng cứu sự cố của Thành phố, đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin; phát hiện kịp thời các điểm yếu về Con người, Công nghệ, Quy trình để có biện pháp gia cố, cải thiện, tăng khả năng phản ứng nhanh, xử lý kịp thời khi có tấn công xảy ra. Thành phố luôn quan tâm đến sự phát triển của đội ngũ cán bộ công chức nhất là cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Năm 2022, đã đào tạo 1.591 cán bộ, công chức, viên chức về lĩnh vực công nghệ thông tin”., ông Dương Anh Đức cho biết thêm.

Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá tạo nên nền tảng để xây dựng Chính phủ điện tử. Chính vì vậy, nguồn dữ liệu này nếu sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại giá trị rất lớn. Nếu khai thác, sử dụng trái phép vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội thì hậu quả vô cùng nặng nề. Lộ lọt dữ liệu không chỉ là trách nhiệm của những chuyên gia, doanh nghiệp, chính quyền mà chính là từ nhận thức của từng người dân. Song Song với các biện pháp từ các cơ quan nhà nước, đầu tư các giải pháp công nghệ, các quy trình chính sách thì cần phải tuyên truyền về vấn đề bảo mật cho người dùng cuối, đây là mắt xích lớn nhất cho an toàn thông tin và giúp cho việc bảo mật sẽ gần gũi trong với tất cả mọi người.

Ông Li Hai - Giám đốc An ninh Bảo mật, Ban Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Trong bối cảnh chuyển đổi số, bên cạnh việc đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng các công nghệ viễn thông, giải pháp khoa học vào đa ngành, đa lĩnh vực, vấn đề bảo mật dữ liệu và an toàn thông tin cũng là một yếu tố then chốt để tạo nên một nền kinh tế số thịnh vượng. Đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi doanh nghiệp, mà còn là vấn đề chung của quốc gia. Bảo mật dữ liệu mạng cũng trở thành tâm điểm của các tổ chức trên toàn cầu. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa khái niệm "Cộng đồng chia sẻ tương lai chung cho nhân loại trong kshông gian mạng" vào nghị quyết "Phát triển trong lĩnh vực thông tin và viễn thông trong bối cảnh an ninh quốc tế" hồi tháng 11/2022. Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) cũng đưa ra Cơ sở Kiến thức An ninh mạng 5G toàn diện, nhằm giúp các bên liên quan xác định trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro đối với từng mối đe dọa. Ngoài ra, GSMA cũng chuẩn hóa Chương trình Đảm bảo An ninh Thiết bị mạng (NESAS), gồm 20 hạng mục và sử dụng các bài kiểm tra bảo mật của 3GPP để đánh giá tính bảo mật của thiết bị mạng viễn thông trên toàn cầu”.

Theo ông Li Hai, Chính phủ cũng đóng vai trò chủ chốt để đẩy nhanh quá trình đám mây hóa, chuyển đổi số các cơ quan bộ và các hoạt động kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Nhật Bản đang áp dụng chính sách này nhằm hiện thực hóa sáng kiến quốc gia đô thị nông thôn kỹ thuật số đến 2030, nhằm chuyển đổi số song song giữa nông thôn và thành thị. Quốc gia này đặt mục tiêu hàng đầu là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trải dài đến mọi ngóc ngách đất nước trên 4 phương diện: cáp quang, cáp ngầm, trung tâm dữ liệu và 5G.

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Dữ liệu chính là tài nguyên số quốc gia, là nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế số, trong kỷ nguyên số. Với lượng dữ liệu dự kiến được tạo ra trong năm 2023 lên đến 120 Zettabyte, gấp 60 lần so với năm 2010 thì đây được cho là "mỏ vàng" cho các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, tận dụng để đón đầu xu hướng vượt lên một các hợp pháp. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, điều này có nghĩa là dữ liệu sinh ra ngày càng tăng cao trên nền tảng số, chính vì vậy việc bảo vệ an toàn dữ liệu, an toàn thông tin cá nhân được đặt lên hàng đầu và đây cũng chính là bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá”.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: “Các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin nhưng chưa quan tâm nhiều đến bảo mật, càng nhiều lỗ hỏng trên các nền tảng phần cứng, dịch vụ lõi, hệ điều hành thì việc tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật để chiếm quyền kiểm soát, đánh cắp dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức lớn sẽ là hoạt động có tính nổi bật, đe dọa đến bất cứ một cơ quan, tổ chức nào”.

Trong năm 2022, doanh thu chỉ riêng lĩnh vực an toàn thông tin mạng đạt 4.835,4 tỷ đồng tăng trưởng 26,15% so với năm 2021, nhưng con số thiệt hại ở cùng lĩnh vực lại rất lớn, khoảng 21.200 tỷ đồng, chi phí trung bình để khắc phục sự cố lộ lọt, rò rỉ dữ liệu hoặc dữ liệu bị đánh cắp lên đến 15,4 triệu USD/vụ... Việc này đã gây ra thiệt hại về dữ liệu, kinh tế, thương hiệu, gian đoạn về kinh doanh và tốn kém về thời gian sự lý sự cố.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Bảo mật dữ liệu: bảo vệ tài nguyên số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO